Trà Vinh Ra Mắt Tổ Hợp Tác Nuôi Bò Sinh Sản
Hiện tại 13 thành viên trong tổ đã mua được 33 con bò nái sinh sản với tổng giá trị 660 triệu đồng.
Nhằm xây dựng mô hình làm kinh tế mới trong đoàn viên thanh niên và ngoài quần chúng nhân dân, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho đoàn viên thanh niên và nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Ngày 17/9/2014, UBND thị trấn Long Thành, huyện Duyên Hải (Trà Vinh) đã chính thức làm lễ ra mắt Tổ hợp tác nuôi bò sinh sản khóm I thị trấn Long Thành theo Nghị định 151 của Chính phủ.
Tổ hợp tác nuôi bò sinh sản khóm I thị trấn Long Thành gồm có 13 thành viên đều là đoàn viên thanh niên và nông dân ở khóm I thị trấn Long Thành tham gia. Hiện tại 13 thành viên trong tổ đã mua được 33 con bò nái sinh sản với tổng giá trị 660 triệu đồng (bình quân mỗi con bò nái sinh sản được tổ viên mua trị giá từ 18 đến 22 triệu đồng).
Quyền lợi đối với các tổ viên sau khi tổ đi vào hoạt động là được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi bò, trao đổi khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, hỗ trợ vốn sản xuất, hỗ trợ về việc lựa chọn con giống, tiêm phòng Vácxin phòng chống dịch bệnh, phun xịt tiêu độc xác trùng vệ sinh chuồng trại, cũng như kinh nghiệm thực tế trong chăn nuôi nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
Tại buổi lễ, các thành viên được nghe báo cáo về quá trình vận động thành lập Tổ hợp tác nuôi bò sinh sản khóm I thị trấn Long Thành; thông qua quy chế hoạt động của tổ, kế hoạch chăn nuôi để các thành viên nắm rõ và thuận lợi trong hoạt động.
Đối với tổ hợp tác nuôi bò sinh sản khóm I thị trấn Long Thành được các tổ viên đề ra như: hàng tháng họp một lần vào ngày 30, để các tổ viên trao đổi kinh nghiệm trong việc chăm sóc đàn bò, để đúc kết kinh nghiệm thực tiễn trong thời gian nuôi, đồng thời mỗi tổ viên đóng góp vào quỹ của tổ 50.000/tháng, để có được nguồn quỹ cho những tổ viên mượn không tính lãi khi phối giống bò, xây dựng chuồng trại...
Thực tế cho thấy đây là mô hình mới phù hợp với khu vực nông thôn, góp phần giải quyết việc làm, cải thiện đời sống người nông dân và đóng góp vào sự phát triển của địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Đây là một những những quy định được Bộ Công Thương đưa ra trong Quyết định mới ban hành về lộ trình xây dựng vùng nguyên liệu hoặc thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo của thương nhân kinh doanh, xuất khẩu gạo giai đoạn 2015 - 2020.
Thế nhưng hiện nay, có thể nói, ngành giống Việt Nam không đủ năng lực đáp ứng, đa số các loại giống phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Lợi dụng điều này, nhiều cơ sở, doanh nghiệp cá nhân đã lợi dụng sự thiếu hụt này, tung ra thị trường những loại giống kém chất lượng, gây thiệt hại nặng nề cho người nông dân.
Trong những năm qua, cây hành, tỏi là một trong những cây vụ đông mang lại thu nhập cao cho nhân dân nhiều địa phương ở Thái Thụy (Thái Bình). Tuy nhiên, tại thời điểm này, nông dân trồng hành tại Thái Thụy đang gặp khó khăn về đầu ra cho sản phẩm.
Ở những vùng ngọt ổn định, cây lúa được chuyên canh 3 vụ/năm, là nơi nông dân sử dụng nhiều thuốc BVTV nhất. Trung bình, cứ 10 ngày là bà con phải phun xịt thuốc một lần. Vì thế, chuyện nông dân ngộ độc thuốc BVTV là chuyện như cơm bữa. Tuy nhiên, không phải lúc nào nông dân cũng phát hiện mình bị ngộ độc.
Đã hơn 20 năm qua, người dân Vũng Liêm đã gắn bó và sinh sống cùng cây lác. Thu nhập kinh tế từ 1 công đất lác hơn hẳn 1 công đất lúa. Lác dễ trồng, một lần trồng có thể thu hoạch được trong 5 - 6 năm, cá biệt có diện tích tốt sẽ thu hoạch được gần 10 năm. Cứ 5 tháng thì thu hoạch một lần.