TPP đảm bảo loại bỏ dần thuế nhập khẩu gạo giữa các nước thành viên

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), TPP được cho là sẽ giúp dần cắt giảm thuế nhập khẩu gạo giữa các nước thành viên, trước khi loại bỏ hoàn toàn sau 10 năm.
Nhật Bản, Malaysia, Việt Nam và Mỹ nhất trí thay đổi hoặc từng bước loại bỏ thuế nhập khẩu gạo.
Trong đó, Nhật Bản đã thông qua thỏa thuận nhập khẩu 50.000 tấn gạo miễn thuế từ Mỹ và sẽ nhập thêm 2.000 tấn gạo từ năm thứ 4 của thỏa thuận cho đến khi đạt được mốc 70.000 tấn gạo trong 13 năm. Chính phủ nước này cũng sẽ sửa đổi thủ tục hạn ngạch nhằm tăng tính minh bạch và hiệu quả của thỏa thuân mới. Ngoài ra, Nhật Bản đồng ý loại bỏ ngay lập tức thuế hải quan (36 yên/kg) đối với thức ăn cho động vật, bao gồm cả gạo.
Malaysia sẽ loại bỏ thuế hải quan với gạo trong 10 năm và ấn định mức thuế hải quan với các sản phẩm từ gạo ở 0%. Hiện tại, Malaysia áp dụng mức thuế hải quan đối với gạo ở khoảng 15 - 40%.
Việt Nam sẽ ngay lập tức loại bỏ thuế hải quan với gạo và các sản phẩm từ gạo trong tối đa 8 năm. Hiện tại, Việt Nam áp dụng mức thuế 40% đối với gạo và 35% đối với các sản phẩm từ gạo.
Mỹ cũng sẽ loại bỏ thuế hải quan với các sản phẩm từ gạo trong vòng 15 năm. Hiện tại, Mỹ áp dụng mức thuế 11,2% đối với các sản phẩm từ gạo.
Có thể bạn quan tâm
Sau 7 năm triển khai thực hiện, câu chuyện về dự án xây dựng vùng sản xuất rau an toàn (RAT) của tỉnh với kỳ vọng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội tích cực vẫn còn ngổn ngang, dang dỡ.
Hiện nay tình hình thời tiết trên toàn tỉnh Khánh Hòa thường xuyên có mưa rào và dông nhiều nơi, Chi cục Bảo vệ thực vật Khánh Hòa đề nghị các địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình sâu bệnh trên các loại cây trồng vụ mùa.

Điều Bình Phước sẽ trở thành chỉ dẫn địa lý. Đó là thông tin vui với người trồng điều và doanh nghiệp chế biến điều cũng như các cấp quản lý ở Bình Phước.

Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai chỉ để 700 ha là đất vườn của các hộ dân để trồng sắn, làm thức ăn cho chăn nuôi.
Tận dụng diện tích đất trống sau khai thác, trước khi chờ thời gian trồng vụ tràm mới, nhiều hộ dân trên lâm phần rừng tràm U Minh Hạ (Cà Mau) trồng vụ lúa thần nông (gọi là vụ lúa lỡ) để kiếm thêm thu nhập, hiện lúa đã đến ngày thu hoạch.