Chuyển 1.750 ha đất trồng sắn sang trồng quế
Theo thống kê, đến đầu năm 2013, trên địa bàn huyện Bảo Yên có 2.900 ha sắn.
Nhận thấy, trồng sắn không đem lại hiệu quả kinh tế và làm đất bạc màu, huyện Bảo Yên đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với UBND các xã, các chủ rừng tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nhận thức, chuyển trồng sắn sang trồng rừng kinh tế.
Chăm sóc cây giống lâm nghiệp.
Cùng với đó, UBND huyện có văn bản chỉ đạo, nếu các hộ sử dụng đất quy hoạch cho lâm nghiệp để trồng sắn thì sẽ thu hồi và chuyển giao cho các hộ có nhu cầu trồng rừng sản xuất.
Đồng thời, huyện hỗ trợ 100% giống cây lâm nghiệp và một phần phân bón lót cho các hộ chuyển từ trồng sắn sang trồng rừng sản xuất.
Sau 3 năm triển khai (2013 – 2015), huyện Bảo Yên đã chuyển được 1.750 ha đất trồng sắn sang trồng rừng sản xuất.
Huyện Bảo Yên chỉ đạo chỉ để lại 700 ha là đất vườn của các hộ dân để trồng sắn, làm thức ăn cho chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Nằm gọn trong thung lũng của xã Thu Phong, huyện Cao Phong (Hòa Bình), trên diện tích khiêm tốn chỉ khoảng 4,3ha đất trồng lúa và một ít diện tích đất đồi, nhưng nhiều hộ dân thôn Vỏ 1 đã đổi đời, thậm chí có người thu tiền tỷ từ trồng cam.
Nhìn một người Việt quần áo bạc thết, quần quật với chuyện thiết kế, xây dựng, mấy ai biết đó là một người Đức gốc Việt đang đầu tư nhà máy sấy trái cây ở Thanh Bình, Đồng Tháp.
Hành, tỏi, ớt, gừng... nhập khẩu từ Trung Quốc đang tràn ngập các chợ ở TP HCM
Ngày 21/11, tại Singapore, gần 100 doanh nghiệp Việt Nam và Singapore cùng các hiệp hội ngành nghề nước sở tại đã gặp gỡ và tìm hiểu cơ hội hợp tác nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu các mặt hàng nông-thủy sản và thực phẩm giữa hai bên.
Người dân ở một số chợ đầu mối của TP HCM thường xuyên chứng kiến cảnh trái cây Trung Quốc được “phù phép” thành trái cây của Mỹ, Australia...