Tổng Sản Lượng Khai Thác Cua Đỏ Tại Vịnh Bristol Tăng 16%
Mở đầu mùa khai thác cua Alaska 2014-2015 bắt đầu từ 15/10 đang thu hút nhiều sự quan tâm trong thông báo sắp tới về hạn ngạch khai thác cua.
Hạn ngạch khai thác được thiết lập bởi các cơ quan nghề cá và săn bắt Alaska (ADF&G). Nhưng trước khi tổ chức này ra quyết định, sẽ có một số cuộc họp chuyên ngành, bao gồm lên kế hoạch khai thác cua của Hội đồng Bắc Thái Bình Dương, trong đó xem xét các kết quả khảo sát và đưa ra khuyến nghị về các giả thuyết. Các cuộc họp nhóm lên kế hoạch khai thác cua đã diễn ra ngày 15 – 18/9 ở Seattle. Tuy nhiên, ADF&G có thẩm quyền cuối cùng và làm thế nào họ giải thích các dữ liệu và các kết quả của mô hình thường không được biết đến cho đến khi họ đưa ra thông báo.
Năm nay, kết quả khảo sát cho thấy một số bất thường, rất khó khăn để có quyết định tăng hay giảm hạn ngạch. Với kết quả này, nhiều nhà quan sát trong ngành công nghiệp hy vọng có thể có rất ít sự thay đổi trong tất cả 3 loài: cua Opilo, cua hoàng đế đỏ, cua bairdi hay cua tanner.
Thực tế đầu tiên là các dữ liệu thô cho thấy sự gia tăng đáng kể trong số lượng trưởng thành trong cả 3 loài. Nhưng kết quả cũng cho thấy nhiệt độ nước tăng lên 2 độ C trong quá trình khảo sát. Điều này tạo ra sự di cư của cua, loài thích nhiệt độ thấp hơn, và có một số dấu hiệu cho thấy nhiều cua đã di chuyển vào khu vực khảo sát. Vì vậy, sự gia tăng số lượng cua có thể giảm.
Thứ hai, các con cua đực trưởng thành được thu hoạch, nhưng các loài đều có giới hạn về số lượng cua cái trưởng thành. Trong trường hợp của Baridi, cuộc khảo sát cho thấy số lượng cua cái trưởng thành suy giảm và số lượng con đực trưởng thành tăng. Bất thường này cũng sẽ phải được tính vào kế hoạch.
Kết quả khảo sát cho thấy năm nay tổng sản lượng cua hoàng đế đỏ được phép khai thác tại vịnh Bristol tăng 16% so với năm ngoái, tương đương 9.986.000 pao.
Mức sản lượng này bao gồm 8,9 triệu pao hạn ngạch khai thác riêng lẻ (IFQ) và một hạn ngạch phát triển cộng đồng (CDQ) 998.600 pao. Vụ này bắt đầu ngày 15/10 và sẽ kéo dài đến 15/1 năm sau.
Dữ liệu cho thấy tổng số lượng cua hoàng đế đỏ cái vượt qua ngưỡng thu hoạch 8,4 triệu pao và 51,3 triệu pao trữ lượng sinh sản mục tiêu đang vượt ngưỡng 14,5 triệu pao.
Trong khi đó, vụ khai thác cua hoàng đế xanh ở Quần đảo Saint Matthew đã mở lại trong năm nay, sau khi đóng cửa hồi năm ngoái, với tổng sản lượng được phép khai thác 655.000 pao, bao gồm 589.500 pao của hạn ngạch IFQ và 65.500 pao của CDQ.
Năm ngoái, trữ lượng ở mức thấp nhất kể từ năm 2005, số lượng cua đực trưởng thành chỉ ở mức 4,5 triệu pao; nhưng năm nay, mô hình khảo sát khu vực cho số lượng cua đực trưởng thành cao hơn mức thu hoạch dự kiến. Mùa khai thác năm nay bắt đầu từ ngày 15/10/2014 tới ngày 01/02/2015.
Tuy nhiên, đây lại là năm thứ hai liên tiếp đóng cửa không cho khai thác cua hoàng đế đỏ và xanh ở Pribilof District. Năm nay, theo ước tính của mô hình khảo sát khu vực Pribilof District thì trữ lượng ở khu vực này rất thấp, dưới ngưỡng trữ lượng tối thiểu, nên khuyến khích đóng cửa.
ADF&G đề nghị sản lượng khai thác cua hoàng đế xanh chỉ ở ngưỡng 13,2 triệu pao của tổng trữ lượng cua trưởng thành trong 2 năm liên tiếp, và ước tính năm 2013 và năm 2014 cũng ở dưới mức đó.
Các ngư trường khai thác cua hoàng đế đỏ cũng sẽ đóng cửa, mặc dù không có gì rõ ràng về việc nguồn lợi đang ở mức thấp.
Có thể bạn quan tâm
Gia Lai có khí hậu và thổ nhưỡng rất thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây công nghiệp dài ngày như: cao su, hồ tiêu, cà phê, điều… Với tiềm năng thuận lợi đó, trong những năm qua, người dân trên địa bàn tỉnh tiếp tục mở rộng diện tích cây công nghiệp dài ngày.
Đợt nắng nóng kéo dài 2 tháng đã khiến 60 - 70% diện tích vườn tiêu ở Quảng Bình bị chết gây thiệt hại lớn.
Nông dân Hải Phòng hồ hởi thu hoạch lúa xuân với năng suất lúa cao nhất từ trước đến nay. Đây cũng là vụ lúa xuân thứ 7 liên tiếp Hải Phòng được mùa lớn, là vụ lúa xuân ấm có năng suất đạt cao ngoài dự kiến.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tính đến ngày 11/6/2015, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 2,123 triệu tấn, 918,667 triệu USD.
Mấy năm gần đây, dưa hấu, dưa lê vùng bãi ngang Kim Sơn (Ninh Bình) được nhiều người biết đến nhờ hương vị đậm đà, lại được trồng trên chất đất sạch, ít phải sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.