Tổng Kết Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp Để Triển Khai Đại Trà
Một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành cần tổng kết việc thí điểm để thực hiện trên diện rộng.
Qua hơn 1 năm thực hiện thí điểm, chương trình bảo hiểm nông nghiệp đã mang lại hiệu quả thiết thực, trong đó đã bồi thường thiệt hại cho hơn 4.000 hộ/6.400 hộ bị thiệt hại do thiên tai ở 7 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, với số tiền hơn 280 tỷ đồng, giúp các hộ giảm bớt khó khăn và có kinh phí để tiếp tục tái đầu tư sản xuất vụ tiếp theo.
Tuy nhiên, qua triển khai thí điểm, các địa phương cho biết chính sách bảo hiểm nông nghiệp còn chưa hoàn chỉnh và chưa sát với thực tế. Chẳng hạn, việc Bộ Tài chính nâng mức tỷ lệ phí bảo hiểm nuôi tôm thâm canh khá cao, từ 7,42% lên 9,72%, quy định doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường hoặc từ chối một phần, nếu mật độ tôm thực tế thấp hơn 80% so với mật độ trong giấy chứng nhận bảo hiểm, tôm không đồng nhất về kích cỡ được xác định, nhiều loại độ tuổi cùng nuôi trong một cơ sở nuôi trồng.
Bên cạnh đó, tháng 7/2013, Bộ Tài chính tiếp tục nâng mức phí bảo hiểm đối với tôm từ 9,72% lên 13,73%, gây khó khăn cho những hộ nuôi những vụ trước bị thiệt hại.
Ngoài ra, đơn vị thực hiện chi trả bảo hiểm là Công ty Bảo Việt hoạt động theo cơ chế kiêm nhiệm là chính, lực lượng chuyên trách thiếu và yếu, chưa có kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ.
Một đơn vị khác là Công ty Bảo Minh ban hành quy tắc một số nội dung chưa phù hợp thực tế, nên lúng túng, xử lý chưa phù hợp quy định, gây bức xúc cho người tham gia bảo hiểm. Cụ thể việc ký hợp đồng với người dân trong thời hạn 1 tháng kể từ khi bị thiệt hại nếu đầy đủ hồ sơ, thủ tục phải bồi thường cho người dân, nhưng có những trường hợp bị thiệt hại trên 6 tháng nhưng Công ty vẫn chưa bồi thường…
UBND các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền tổng kết, đánh giá để ban hành chính sách ổn định, lâu dài và nhân rộng các địa phương toàn vùng triển khai thực hiện.
Trước mắt, Bộ Tài chính sớm rà soát lại những văn bản đã ban hành có nội dung chưa phù hợp với thực tế địa phương; chỉ đạo các Tổng Công ty Bảo hiểm thực hiện bồi thường đúng theo giá trị hợp đồng và thời gian hợp đồng đã ký với các hộ dân.
Bộ NNPTNT tiếp tục sửa đổi, bổ sung Thông tư số 47/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/6/2011 theo hướng các hộ tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp phải có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan địa phương nơi thí điểm bảo hiểm chứng nhận; sớm ban hành quy trình xét nghiệm bệnh hoại tử gan, tụy cấp trên tôm.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian qua, mặc dù dịch cúm gia cầm H5N1 bùng phát và diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương trên cả nước, song Hà Nội vẫn chưa xuất hiện dịch. Có được kết quả đó là nhờ sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, địa phương trong công tác phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi.
Từ chiều 6/4, những cơn mưa trái mùa đã xuất hiện tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, giải tỏa "cơn khát" cho những khu vườn cà phê đang trổ hoa.
Nhãn da bò từ lâu đã mang lại nguồn lợi lớn cho nhà vườn ở ĐBSCL nói chung và Vĩnh Long nói riêng. Thế nhưng, đại dịch chổi rồng đang hoành hành trên nhãn da bò ở mức độ hoàn toàn không thể kiểm soát được. Mặc dù tỉnh Vĩnh Long đã đầu tư trên 31 tỷ đồng để hỗ trợ nông dân điều trị bệnh, nhưng vẫn… không cứu vãn được tình thế.
Cuối tuần qua, tại huyện Long Mỹ, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức trao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Quýt đường Long Trị” cho Hợp tác xã (HTX) Quýt đường Long Trị (ấp 8, xã Long Trị, huyện Long Mỹ - Hậu Giang).
Ngược xuôi từ Bảo Lộc về Đà Lạt (Lâm Đồng), đến km178, qua cầu Đạ Le (Tam Bố) đã nhiều, tôi thường chỉ nghe tiếng máy ầm ì từ Mỏ Đá vẳng tới. Vậy mà ngẫu nhiên lần này, khi phóng tầm mắt trông lên Mỏ Đá, tôi bất ngờ, bởi những cọc tiêu mọc trên đá tự bao giờ!