Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâng Giá Trị Xuất Cá Tra Phải Chuẩn Hóa Từ Đầu Vào Đến Đầu Ra

Nâng Giá Trị Xuất Cá Tra Phải Chuẩn Hóa Từ Đầu Vào Đến Đầu Ra
Ngày đăng: 18/08/2014

Trước tình trạng sản xuất manh mún, cung vượt cầu của sản phẩm cá tra và sự thiếu liên kết giữa nhà sản xuất và doanh nghiệp, sự ra đời của Nghị định 36/2014/NĐ-CP được kỳ vọng sẽ góp phần chuẩn hóa ngành nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra từ đầu vào đến đầu ra, mở hướng đi mới, phát tiển bền vững cho toàn ngành.

Tuy nhiên, theo nhiều doanh nghiệp, mặc dù mới thực hiện Nghị định này nhưng đã bộc lộ nhiều bất cập, làm khó cho doanh nghiệp.

Khắc phục bất cập

Theo bà Nguyễn Thị Ánh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Thủy sản Ngọc Xuân (xã Long Hòa, huyện Châu Thành, Tiền Giang), Nghị định này vẫn còn một số bất cập. Cụ thể, những khó khăn từ thực tiễn chỉ có doanh nghiệp đối mặt đó là việc kiểm soát các đơn hàng xuất khẩu cá tra sang cho Hiệp hội Cá tra Việt Nam là điều bất hợp lý.

Hiện nay, hầu hết các lô hàng của doanh nghiệp xuất khẩu đều do hải quan giám sát, kiểm tra các tờ khai xuất hàng. Mặt khác, nếu chuyển khâu kiểm tra chất lượng sang Hiệp hội Cá tra Việt Nam, nhiều thông tin về giá bán, thông tin khách hàng và thị trường tiêu thụ đều bị lộ vì những thành viên quản lý của Hiệp hội Cá tra Việt Nam có người thân cũng là doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra. Như vậy sẽ trái với quy luật cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Hơn nữa, hiện nay cá tra phải chịu những chi phí về con giống, thức ăn, thuốc, vệ sinh cho tới khâu thu hoạch mất 4.000 đồng/kg, đến khi xuất khẩu cũng phải chịu một số chi phí khác từ thị trường nhập khẩu, sản phẩm mới đến được với người tiêu dùng.

Theo Nghị định, Chính phủ giao cho Hiệp hội Cá tra Việt Nam thẩm định chất lượng sẽ gây nên phí chồng phí, không chỉ đẩy giá sản phẩm cá tra cao hơn nữa mà cả doanh nghiệp lẫn nông dân đều không được lợi. Đó là chưa kể đến con giống thoái hóa, doanh nghiệp lẫn nông dân chịu sự hao hụt lớn, việc quản lý nguồn thức ăn cung cấp cho nuôi cá chưa chặt chẽ, vẫn còn hiện tượng hàng kém chất lượng, cá chậm lớn, thời gian nuôi kéo dài làm cho giá thành con cá đội lên gấp đôi.

Bên cạnh đó, xét về thời gian Nghị định có hiệu lực đã gây khó khăn trong việc xuất lượng hàng còn tồn kho của doanh nghiệp. Ông Võ Hùng Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam chia sẻ, hiện nay các doanh nghiệp còn tồn kho cá tra rất lớn. Khi áp dụng quy định về mạ băng không quá 10% và hàm lượng nước tối đa không vượt quá 83% so với khối lượng tịnh (sau khi loại bỏ lớp mạ băng) của sản phẩm, các doanh nghiệp sẽ không bán được những lô hàng còn tồn kho, do làm theo tiêu chuẩn của các khách hàng "dễ tính" trước đó.

Ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Ủy ban Cá nước ngọt, đồng thời là Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, cũng cho rằng việc chuyển công tác kiểm tra chất lượng cho Hiệp hội Cá tra Việt Nam trở nên dư thừa vì đã có hải quan kiểm soát danh mục hàng hóa xuất khẩu.

Ông đề nghị tách hai vấn đề chế biến và xuất khẩu thành hai phần khác nhau trong thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 36/2014. Doanh nghiệp đăng ký khâu chế biến với Hiệp hội Cá tra, còn hải quan quản lý về xuất khẩu, bán hàng.

Đối với những doanh nghiệp không có nhà máy chế biến mới thông qua Hiệp hội bằng hợp đồng thể hiện rõ nơi mua hàng, nơi chế biến và danh mục xuất khẩu, thị trường xuất khẩu để việc chế biến xuất khẩu cá tra không còn lộn xộn.

Ông Minh nhấn mạnh Nghị định không đưa ra vấn đề liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân. Bởi nông dân có diện tích nuôi rất nhỏ, thậm chí có người chỉ có một ao nuôi thì khó mà đạt tiêu chuẩn theo như Nghị định quy định hoặc họ sẽ chuyển đổi rất chậm so với thời gian quy định vì hạn chế nguồn vốn đầu tư.

Mở hướng đi mới

Dù vẫn tồn tại bất cập bởi thời gian có hiệu lực thi hành của nghị định là “sớm” theo nhiều nhận định của doanh nghiệp, nhà quản lý. Tuy nhiên, khi loại bỏ yếu tố thời gian, Nghị định đã mở ra hướng đi mới cho ngành cá tra Việt Nam.

Ông Võ Hùng Dũng chia sẻ, hiện nay toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 94 nhà máy chế biến cá tra với công suất gần 1 triệu tấn/năm. Với công suất này, Việt Nam thừa lượng sản phẩm cá tra cung cấp cho thị trường nhập khẩu.

Để quản lý một diện tích nuôi lớn với những nhà máy có công suất chế biến như vậy, sự ra đời của Nghị định 36/2014/NĐ-CP là điều cần thiết. Nghị định này đảm bảo về lợi ích cho người nuôi, lợi ích của quốc gia, đảm bảo lợi ích của người chế biến nhưng lại đi ngược với mục tiêu trước đây là không quan tâm đến người tiêu dùng.

Điều này dẫn đến sự “lệch pha” giữa người nuôi, người chế biến không “nghe” người tiêu dùng nói gì và muốn gì. Do đó, cần giúp cân bằng ngành cá tra hiện nay, cụ thể là cân bằng tỷ lệ cung-cầu và tôn trọng người tiêu dùng.

"Dù giới hạn về thời gian chuyển đổi từ hình thức chế biến như hiện nay sang hình thức do Nghị định 36 quy định, nhưng với 18 tháng các doanh nghiệp cũng đủ để xoay xở lượng hàng tồn kho.

Từ đó các doanh nghiệp phải tự điều chỉnh, tính toán lại công nghệ chế biến cũng như làm thế nào để tiết kiệm, sản xuất sạch hơn, giá thành phải giảm, kể cả nuôi làm nguyên liệu thì sức cạnh tranh phải mạnh hơn nữa mới hợp với thị trường.

Dù Nghị định 36 ra đời chậm so với sự biến động của thị trường cá tra hiện nay, nhưng cũng kịp điều chỉnh ngành cá tra theo hướng tích cực phù hợp với xu hướng nhu cầu thị trường về chất lượng hàng hóa, đáp ứng yêu cầu của đa số doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng, không tranh mua tranh bán, đảm bảo chất lượng hàng hóa, đảm bảo giá cả, cùng nông dân có lãi," ông Lê Chí Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản An Giang (AFA) chia sẻ.

Riêng tại An Giang, kể từ khi Nghị định có hiệu lực đã có một vài doanh nghiệp triển khai. Những doanh nghiệp này làm ăn tích cực hơn, mời nông dân liên kết gia công tham gia vào chuỗi sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, không sản xuất các mặt hàng về mạ băng, tăng trọng.

Theo thống kê, diện tích nuôi cá tra trong năm 2013 của cả nước được chứng nhận VietGAP chỉ chiếm 20% tổng diện tích nuôi. Mặt khác, nguồn nguyên liệu cung cấp cho chế biến và xuất khẩu hiện nay chủ yếu do các doanh nghiệp tự đầu tư, cung cấp cho nhà máy của họ, chiếm 70% tổng sản lượng nguyên liệu chế biến và xuất khẩu, nông dân tự nuôi nhỏ lẻ, hoặc liên kết với doanh nghiệp thông qua thương lái chỉ chiếm 30%. Như vậy, vấn đề chất lượng vùng nuôi còn quá thấp dẫn đến chất lượng con cá không tốt, gây ảnh hưởng đến khâu chế biến.

Do đó, ông Võ Hùng Dũng và nhiều ý kiến khác đề xuất, để người nông dân có thể tồn tại trước sự chênh lệch diện tích nuôi hiện nay, họ cần có sự hỗ trợ nguồn vốn và hoạch định chính sách, đề ra giá sản xuất cá tra để tránh sự chèn ép của các doanh nghiệp khi vào vụ thu hoạch.

Theo ông Phạm Anh Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), Bộ đã công bố quy hoạch diện tích nuôi cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 là 7.260ha theo tiêu chuẩn VietGAP.

Diện tích này được phát triển tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Hậu Giang, nhằm đảm bảo cho người nuôi có lãi từ 1.000-1.500 đồng/kg, nâng tổng lợi nhuận từ việc nuôi cá tra của toàn vùng lên khoảng 1.600-2.400 tỷ đồng. Từ đó, phát huy lợi thế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong sản xuất cá tra và quản lý toàn bộ chuỗi giá trị theo hướng hiệu quả, bền vững, phù hợp nhu cầu thị trường.


Có thể bạn quan tâm

Giữ Lấy Rừng Bần Giữ Lấy Rừng Bần

Từ loại trái chín không ai ăn nổi bởi vị chua, không chỉ được bà Võ Thị Cúc (62 tuổi) ở cù lao Long Trị (Trà Vinh) chế biến thành thực phẩm đặc sản, mà còn góp phần bảo vệ rừng bần phòng hộ ven biển.

24/02/2012
Mô Hình Ruộng Lúa Bờ Hoa Mô Hình Ruộng Lúa Bờ Hoa

Đây là cách nói dân dã của nông dân Nam bộ khi đề cập đến chương trình “Công nghệ sinh thái” vừa được UBND tỉnh An Giang và Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) tổ chức chuyển giao kỹ thuật. “Công nghệ sinh thái” là chương trình trồng hoa quanh ruộng lúa và đã qua thử nghiệm tại An Giang, Tiền Giang trong năm 2010 và vụ đông xuân vừa qua.

16/08/2011
Mô Hình Sản Xuất-Sơ Chế-Tiêu Thụ Rau An Toàn Theo Hướng VietGAP Mô Hình Sản Xuất-Sơ Chế-Tiêu Thụ Rau An Toàn Theo Hướng VietGAP

Cùng với sự phát triển về đô thị, nâng cao tầm hiểu biết, người dân ngày càng có xu hướng quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông sản, đặc biệt là rau củ quả. Nhu cầu sử dụng rau an toàn (RAT) ngày càng tăng, người tiêu dùng đòi hỏi không chỉ về chất lượng rau mà còn phải đảm bảo sạch và an toàn cho sức khoẻ.

26/12/2011
Vải Thiều Lục Ngạn Bị Vải Thiều Lục Ngạn Bị "Ăn Theo" Thương Hiệu

Mấy năm gần đây, người trồng vải thiều ở Lục Ngạn (Bắc Giang) khốn khổ vì vải thường được mùa mất giá. Càng khổ hơn vì bị người dân nơi khác lợi dụng thương hiệu sẵn có của vải thiều Lục Ngạn để trục lợi.

25/04/2012
50% Diện Tích Nuôi Cá Tra “Treo Ao” 50% Diện Tích Nuôi Cá Tra “Treo Ao”

Theo sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, hiện nay giá cá tra xuất khẩu tại Trà Vinh ở mức 23.500-24.000 đồng/kg, tăng khoảng 500 đồng/kg so đầu tháng 8

16/08/2011
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.