Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tổng kết mô hình Ương cá tra theo VietGAP

Tổng kết mô hình Ương cá tra theo VietGAP
Ngày đăng: 19/11/2015

Đến dự có đại diện lãnh đạo các đơn vị: Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Giống Nông nghiệp, UBND xã Hậu Mỹ Bắc A, Trạm Thú y Cái Bè, Công ty thức ăn Afiex và hơn 40 nông dân của xã.

Qua cuộc tổng kết nhằm giúp cho nông dân đã, đang và dự định thực hiện mô hình ương cá tra theo VietGAP có dịp gặp gỡ giao lưu chia sẽ kinh nghiệm và đặc biệt là đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình để làm cơ sở nhân rộng sau này.

Qua đó đã giúp cho nông dân được mắt thấy tai nghe những cách làm hay để thực hiện nhằm góp phần tăng thu nhập cho nông dân, tạo ra được sản phẩm an toàn, góp phần bảo vệ môi trường.

Trong năm 2015 mô hình ương cá tra theo VietGAP được thực hiện 8.000m2 có 4 hộ tham gia ở 3 xã là Thạnh Lộc, Mỹ Thành Bắc (Cai Lậy), Hậu Mỹ Bắc A (Cái Bè) nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ con giống (nguồn gốc giống của Trung tâm Giống Nông nghiệp Tiền Giang), một phần vật tư chính (men vi sinh) và được cán bộ kỹ thuật khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật trong suốt vụ nuôi.

Các hộ tham gia đều nhiệt tình mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và ghi chép sổ nhật ký sản xuất.

Nhìn chung các mô hình đều đạt yêu cầu kỹ thuật và mục tiêu đặt ra nhưng hiệu quả kinh tế thì chưa cao:

Đa số các hộ có lãi ít với giá bán 19.000 - 22.000đ/kg, riêng có 1hộ lỗ nhẹ do giá bán thấp hơn giá thành chỉ bán được 18.000đ/kg, đây cũng là vấn đề mà bà con nông dân ương cá tra giống rất trăn trở và có một số người không bám trụ nổi với nghề ương cá tra giống mà phải bỏ nghề hay chuyển sang ương đối tượng cá khác ít vốn hơn vì lý do không có khả năng tài chính để tái sản xuất cá tra.

Mặc dù hiệu quả kinh tế do thị trường chung quyết định nhưng điều đặc biệt quan trọng của mô hình là đã hướng dẫn nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới là sử dụng men vi sinh trong suốt vụ nuôi nhằm góp phần rất lớn trong việc ổn định môi trường nước so với không sử dụng men vi sinh, chính vì thế qua mô hình đã từng bước góp phần thực hiện 4 tiêu chí trong VietGAP là an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường, an sinh xã hội.

Đây được xem là mô hình có khả năng phát triển bền vững trong tương lai cần được nhân rộng.


Có thể bạn quan tâm

Đất Hoang “Đẻ” Bạc Triệu Đất Hoang “Đẻ” Bạc Triệu

Hơn 10 năm nuôi lợn, ngoài nguồn thu mỗi năm trên 400 triệu đồng, tài sản lớn nhất mà anh Nguyễn Văn Quỳnh, thôn Đồng Xá, xã Đình Dù, Văn Lâm, Hưng Yên tích lũy được đó là kinh nghiệm chăm sóc, cách phòng tránh dịch bệnh cho lợn.

19/07/2013
Nuôi Ong Mật Ở Cây Thị Ở Thái Nguyên Nuôi Ong Mật Ở Cây Thị Ở Thái Nguyên

Tuy nghề nuôi ong mật ở Cây Thị, Đồng Hỷ mới phát triển mạnh trong 3 năm trở lại đây nhưng đã giúp cho nhiều hộ dân ổn định kinh tế, vươn lên làm giàu và góp phần đẩy lui cái đói, cái nghèo ở xã vùng sâu, vùng xa này.

13/05/2013
Thành Lập 5 Câu Lạc Bộ Trồng Tiêu Thành Lập 5 Câu Lạc Bộ Trồng Tiêu

Được sự hỗ trợ của dự án “Nông lâm kết hợp định hướng thị trường góp phần giảm nghèo tại Quảng Nam”, từ đầu năm đến nay, 5 xã thuộc vùng dự án của huyện Tiên Phước (gồm: Tiên Sơn, Tiên Cẩm, Tiên Hà, Tiên Phong, Tiên Thọ) đã xây dựng 5 câu lạc bộ (CLB) trồng tiêu với hơn 150 người tham gia.

29/07/2013
Việt Nam Tiếp Tục Là Nước Xuất Khẩu Hạt Tiêu Lớn Nhất Hiện Nay Việt Nam Tiếp Tục Là Nước Xuất Khẩu Hạt Tiêu Lớn Nhất Hiện Nay

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 7 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu ước đạt 94.000 tấn hạt tiêu, trị giá 618 triệu USD. Trong đó, riêng tháng 7, khối lượng tiêu xuất khẩu ước đạt 12.000 tấn, kim ngạch đạt 81 triệu USD.

29/07/2013
Thành Công Từ Nhân Giống Chồn Mướp Thành Công Từ Nhân Giống Chồn Mướp

Từng nổi tiếng với mô hình nuôi heo rừng lai, giờ đây anh Nguyễn Tuấn Kiệt, ở ấp 20, xã Khánh Thuận, huyện U Minh (Cà Mau), còn phát triển thêm mô hình nuôi chồn mướp (cầy hương), không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn mở ra triển vọng cho sự bảo tồn loài động vật hoang dã quý hiếm này.

20/07/2013