4 chuyên gia Nhật Bản hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương
Đây là chuyến biển đầu tiên của các thành viên tham gia mô hình thí điểm chuỗi liên kết khai thác, thu mua, xuất khẩu CNĐD do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ.
Chuyến biển này có 4 chuyên gia thủy sản của Nhật Bản và 6 cán bộ kỹ thuật của ngành Nông nghiệp tỉnh cùng đi trên 3 tàu cá của 3 ngư dân:
Nguyễn Quê, Bùi Lót cùng ở xã Tam Quan Bắc và ngư dân Nguyễn Văn Việt, xã Hoài Hương (Hoài Nhơn) khai thác CNĐD tại vùng biển cách TP Quy Nhơn khoảng 60 hải lý.
Từ ngày 6 đến ngày 9.10, các chuyên gia thủy sản của Nhật Bản và cán bộ kỹ thuật ngành Nông nghiệp tỉnh hướng dẫn ngư dân sử dụng bộ thiết bị câu CNĐD, xử lý, bảo quản sản phẩm trên tàu cá theo phương pháp: “cầm tay chỉ việc”.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Thu Hà động viên chuyên gia thủy sản Nhật Bản cùng ngư dân ra khơi khai thác cá ngừ đại dương
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Thu Hà cho biết, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở NN&PTNT tiếp tục củng cố và phát triển mô hình chuỗi liên kết khai thác, thu mua, xuất khẩu CNĐD.
Đến nay, tỉnh ta đã lựa chọn được 18 tàu cá của ngư dân huyện Hoài Nhơn và 7 tàu cá của ngư dân TP Quy Nhơn tham gia mô hình.
Các tàu cá tham gia mô hình đều thuộc các tổ, đội đoàn kết khai thác thủy sản tại các địa phương; đảm bảo điều kiện khai CNĐD ở những vùng biển xa; không có biến động về thuyền viên; chủ tàu cam kết nỗ lực áp dụng quy trình kỹ thuật vào thực tế đánh bắt và cải hoán hầm bảo quản trên tàu, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm; đảm bảo 1 chuyến biển không quá 10 ngày.
Mỗi tàu cá tham gia mô hình được hỗ trợ lắp đặt 1 bộ thiết bị đánh bắt CNĐD, kể cả máy Sonar dò cá và các dụng cụ dùng để giết mổ cá; được hỗ trợ 30 triệu đồng để sửa chữa, nâng cấp hầm bảo quản.
Sở NN&PTNT cùng với các chuyên gia thủy sản của Nhật Bản trực tiếp hướng dẫn quy trình kỹ thuật khai thác, xử lý, bảo quản.
Ngoài ra, ngư dân tham gia mô hình còn được hỗ trợ bảo hộ lao động. Sau khi tàu cập bến, tỉnh ta sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm, đồng thời tiếp tục mở thêm chuyến biến mới, nhằm hoàn thiện công nghệ và quy trình kỹ thuật khai thác, xử lý, bảo quản sản phẩm đã chuyển giao cho ngư dân.
Có thể bạn quan tâm
Là nơi hình thành Liên minh sản xuất giống dê lai Bachboer đầu tiên trong tỉnh, những năm qua Phước Hậu phát triển thêm các mô hình chăn nuôi trang trại gia đình, được định danh là gia trại. Theo mô hình này, những người nông dân địa phương đã tận dụng lá nho, lá táo tại vườn nhà để làm thức ăn nuôi dê rất hiệu quả.
Cách đây khoảng 15 năm, ông Trần Giáp Thìn ở ấp Miễu, xã Phước Tân, TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đã thoát nghèo nhờ nghề nuôi dê. Từ 5 con dê giống, chẳng mấy chốc gia đình ông Thìn đã có đàn dê 200 con. Thấy ông Thìn khá lên nhờ dê, nhiều nông dân nghèo trong tỉnh tìm đến ông học tập và mua giống về nhân đàn. Ngày nay, khi đồng cỏ tại ấp Miễu bị thu hẹp, không còn nơi chăn thả, ông Thìn chuyển sang buôn dê, thu nhập bạc tỷ.
Tuy chỉ mới hình thành, nhưng Hợp tác xã (HTX) Nuôi trồng và Kinh doanh nấm Bình Thạnh (Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã thí nghiệm thành công công nghệ bột sinh khối và đông trùng hạ thảo. Đây là hai công nghệ mới mà từ trước đến nay rất ít người làm được. Thành công này có từ “tiền mua kinh nghiệm” của Chủ nhiệm HTX Nguyễn Duy Hưng.
Anh Nguyễn Văn Hải ở ấp Thạnh Biên, xã Lộc Thạnh (Lộc Ninh, Bình Phước) than thở: Mùa mưa năm nay kết thúc muộn và mưa dầm kéo dài nhiều ngày, khi dứt mưa chuyển qua mùa khô không xảy ra hiện tượng mưa trái mùa như những năm khác nên nông dân khấp khởi mừng là sẽ được mùa điều.
Các diện tích đất này thuộc tiểu vùng 2, 3 của huyện Thạnh Phú - Bến Tre (gồm các xã từ Mỹ An đến Thạnh Hải) là vùng ngập mặn, từ lâu bà con chỉ chủ yếu nuôi trồng thủy sản. Vài năm gần đây, bà con tranh thủ trữ nước ngọt trong vuông tôm để trồng vụ lúa mùa. Và trong những ngày cuối năm này, họ tất bật thu hoạch về nhà chuẩn bị đón Tết. Vụ lúa này được công nhận là trúng mùa, trúng giá.