Tổng sản lượng thủy sản tháng 9 ước đạt 599 nghìn tấn, tăng 1,1%
Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 9/2015, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 4,85 triệu tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ, đạt 72,9% so với kế hoạch năm.
Sản lượng nuôi trồng trong tháng 9 đạt 315 nghìn tấn, đưa tổng sản lượng nuôi trồng 9 tháng đạt gần 2,6 triệu tấn.
Sản lượng khai thác thủy sản tháng 9 ước đạt 284 nghìn tấn (tăng 2,9% so với cùng kỳ) đưa sản lượng khai thác lũy kế 9 tháng đạt 2,26 triệu tấn (tăng 4,2% so với cùng kỳ, bằng 83,8% kế hoạch năm).
Về giá trị, sản xuất thủy sản 9 tháng đạt 156,5 nghìn tỷ đồng. Cụ thể, giá trị nuôi trồng thủy sản đạt gần 97 nghìn tỷ đồng, tương đương cùng kỳ, giá trị khai thác đạt 59,5 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2% so với cùng kỳ.
Trong khai thác, thời tiết trên các vùng biển cơ bản thuận lợi cho hoạt động khai thác hải sản, các đối tượng cá nổi tiếp tục xuất hiện nhiều trên các vùng biển miền Trung, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ;
Giá hải sản nguyên liệu tăng nhẹ, giá dầu được điều chỉnh tăng và giảm nhưng vẫn thấp hơn mức giá dầu đầu năm 2015 và cùng kỳ 2014.
Đối với nuôi trồng, trong quý 3, các biện pháp đẩy mạnh sản xuất tôm nước lợ đã có chuyển biến tích cực với xu thế tăng tôm sú, giảm tôm chân trắng.
Diện tích nuôi tôm nước lợ ước lũy kế 9 tháng đạt 685 nghìn ha, trong đó, diện tích tôm sú là 613 nghìn ha, tăng 3,4%, tôm thẻ chân trắng là 72 nghìn ha, giảm 23,5%.
Trong 9 tháng đầu năm, người nuôi tôm đối mặt với nhiều khó khăn như giá tôm nguyên liệu giảm thấp, giá điện tăng, giá các nguyên vật liệu đầu vào cũng tăng, đặc biệt là giá thức ăn tăng, cộng thêm thời tiết bất lợi, nắng nóng kéo dài và dịch bệnh còn diễn biến phức tạp…
Do đó, tình hình thả nuôi tôm nước lợ chậm hơn so với cùng kỳ.
Nuôi cá tra trong quý 3/2015 đạt 800 ha, giảm 16% so với cùng kỳ, sản lượng thu hoạch đạt 231.517 tấn, bằng 91% so với cùng kỳ.
Năng suất trung bình đạt 285 tấn/ha, bằng 108% so với cùng kỳ 2014. Lũy kế 9 tháng 2015, diện tích nuôi thả cá tra tại các tỉnh trọng điểm ước đạt 4.121 ha (bằng 92% so với cùng kỳ 2014), sản lượng đạt 751.364 tấn (tăng 9,8% so với cùng kỳ 2014).
Kết luận tại cuộc họp, Tổng cục trưởng Vũ Văn Tám đã chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm trong quý IV: Tập trung cao độ hoàn thiện chỉ tiêu kế hoạch năm, các đơn vị rà soát chỉ tiêu nhiệm vụ quý 4.
Đối với Nuôi trồng thủy sản, bám sát thực tiễn hoạt động sản xuất tôm, phối hợp công tác thú y và các địa phương nhằm đảm bảo vụ nuôi hạn chế dịch bệnh, thu hoạch “ăn chắc”, đảm bảo sản lượng tôm tăng theo kế hoạch.
Với cá tra, vụ Nuôi trồng thủy sản cần khẩn trương tham mưu tổ rà soát sửa đổi Nghị định 36; Rà soát một số quy hoạch như quy hoạch tôm ĐBSCL, chú ý mô hình tôm – lúa.
Đối với khai thác, bám sát thực tiễn sản xuất trên biển, rà soát các biện pháp an toàn tàu cá.
Khẩn trương thúc đẩy ban hành Nghị định 67 sửa đổi, bổ sung.
Cục Kiểm ngư tiếp tục tham mưu tăng cường hoạt động tổ hợp tác 689 về tàu cá, kiểm soát tình hình ngư dân bị bắt giữ, tình hình tai nạn tàu cá trên biển, thiết lập đường dây nóng…
Có thể bạn quan tâm
Theo ước tính trong 10 tháng đầu năm 2013, sản lượng khai thác thủy sản toàn tỉnh Khánh Hòa đạt 72.380 tấn, tăng 7% so với cùng kỳ.
Ông Nguyễn Văn Châu (ấp Thạnh Hòa, xã Bình Thạnh, Châu Thành, An Giang) cho biết, ông thu hoạch 2 công ớt cách đây gần 1 tháng, năng suất 1 tấn/công chỉ bán được giá 14.000-15.000 đồng/kg. Hiện nay, giá ớt đã tăng vọt 36.000-38.000 đồng/kg nhưng ông không còn ớt để bán. Ông Huỳnh Quang Phục (ấp Bình Tây 1, xã Phú Bình, Phú Tân) chia sẻ: “Hơn 20 ngày trước, tôi thu hoạch gần 7 công ớt, bán 15.000-16.000 đồng/kg, vừa trồng lại đợt ớt mới thì ớt tăng giá mạnh”.
Bên cạnh cái lợi là tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân thì nuôi trồng thủy hải sản trên cát lại tiềm ẩn không ít hiểm họa. Đó là môi trường xung quanh ao nuôi bị ô nhiễm, kéo theo dịch bệnh, thất thu…
Tôm sú, tôm thẻ chân trắng ở các vùng nuôi tôm của Quảng Ngãi đang được các thương lái nước ngoài đến thu mua và đẩy giá lên cao khiến nhiều người dân đổ xô làm hồ nuôi tôm. Hồ tôm “mọc” lên trong vườn nhà, thậm chí có hộ dỡ nhà lấy mặt bằng làm hồ tôm khiến nước ngầm cạn kiệt, môi trường ô nhiễm.
Quảng Trị có thế mạnh phát triển đàn bò thịt không chỉ ở quy mô nông hộ nuôi dưới 10 con mà còn phát triển thành trang trại lớn để tận dụng nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên. Hiện tại nguồn bò thịt ở địa phương này không đủ cung cấp cho thị trường.