Tổng kết mô hình Ương cá tra theo VietGAP
Đến dự có đại diện lãnh đạo các đơn vị: Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Giống Nông nghiệp, UBND xã Hậu Mỹ Bắc A, Trạm Thú y Cái Bè, Công ty thức ăn Afiex và hơn 40 nông dân của xã.
Qua cuộc tổng kết nhằm giúp cho nông dân đã, đang và dự định thực hiện mô hình ương cá tra theo VietGAP có dịp gặp gỡ giao lưu chia sẽ kinh nghiệm và đặc biệt là đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình để làm cơ sở nhân rộng sau này.
Qua đó đã giúp cho nông dân được mắt thấy tai nghe những cách làm hay để thực hiện nhằm góp phần tăng thu nhập cho nông dân, tạo ra được sản phẩm an toàn, góp phần bảo vệ môi trường.
Trong năm 2015 mô hình ương cá tra theo VietGAP được thực hiện 8.000m2 có 4 hộ tham gia ở 3 xã là Thạnh Lộc, Mỹ Thành Bắc (Cai Lậy), Hậu Mỹ Bắc A (Cái Bè) nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ con giống (nguồn gốc giống của Trung tâm Giống Nông nghiệp Tiền Giang), một phần vật tư chính (men vi sinh) và được cán bộ kỹ thuật khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật trong suốt vụ nuôi.
Các hộ tham gia đều nhiệt tình mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và ghi chép sổ nhật ký sản xuất.
Nhìn chung các mô hình đều đạt yêu cầu kỹ thuật và mục tiêu đặt ra nhưng hiệu quả kinh tế thì chưa cao:
Đa số các hộ có lãi ít với giá bán 19.000 - 22.000đ/kg, riêng có 1hộ lỗ nhẹ do giá bán thấp hơn giá thành chỉ bán được 18.000đ/kg, đây cũng là vấn đề mà bà con nông dân ương cá tra giống rất trăn trở và có một số người không bám trụ nổi với nghề ương cá tra giống mà phải bỏ nghề hay chuyển sang ương đối tượng cá khác ít vốn hơn vì lý do không có khả năng tài chính để tái sản xuất cá tra.
Mặc dù hiệu quả kinh tế do thị trường chung quyết định nhưng điều đặc biệt quan trọng của mô hình là đã hướng dẫn nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới là sử dụng men vi sinh trong suốt vụ nuôi nhằm góp phần rất lớn trong việc ổn định môi trường nước so với không sử dụng men vi sinh, chính vì thế qua mô hình đã từng bước góp phần thực hiện 4 tiêu chí trong VietGAP là an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường, an sinh xã hội.
Đây được xem là mô hình có khả năng phát triển bền vững trong tương lai cần được nhân rộng.
Related news
Trong khi ngành chăn nuôi lao đao vì giá cả bấp bênh, vì dịch bệnh thì riêng chăn nuôi bò lai nông dân ít gặp rủi ro, giá cả luôn ổn định, trở thành mũi nhọn kinh tế cho nhà nông hiện nay.
Ông Lê Văn Dũng, SN 1955, hiện ở ấp Long An B, xã Phú Thọ là người tiên phong của huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp nuôi cá thác lát cườm ghép cá sặc rằn trong ao thành công.
Trước tình hình giá mía bấp bênh như hiện nay, việc chuyển đổi một phần diện tích mía nằm ngoài vùng đê bao và vùng trũng sang trồng bưởi Năm Roi và chanh không hạt sẽ là hướng đi mới cho người trồng mía Phụng Hiệp (Hậu Giang). Theo đó, vùng nguyên liệu dự kiến bước đầu sẽ được triển khai thí điểm khoảng 50ha bưởi Năm Roi và chanh không hạt.
Ở xã Trà Giác (Bắc Trà My), nhắc đến Chủ tịch Hội Nông dân xã A Lăng Má, nhân dân địa phương coi anh như “chiếc phao” giúp đồng bào thoát nghèo.
Từ năm 2007 đến nay vợ chồng anh Sáu Phù Sa ở xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn liên tục trồng 10 sào sen ở đầm Mông Lãnh. Từ lúc chuyên canh sen, cuộc sống của gia đình anh không còn khó khăn như trước. Anh Sáu cho biết, những năm qua nhờ nguồn nước không bị nhiễm bẩn, củ giống chất lượng cao nên lứa sen nào cũng bội thu.