Tôm Việt bơi giật lùi
Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố kết quả cuối cùng rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, thuế suất trung bình chỉ còn 0,91%, giảm mạnh so với thuế suất 6,37% của POR8 hồi tháng 3/2015.
Thế nhưng, theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 8 tháng đầu năm 2015, tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ giảm mạnh, chỉ đạt khoảng 370 triệu USD. Dự báo, xuất khẩu tôm sang Mỹ cả năm 2015 chỉ khoảng 638 triệu USD, giảm hơn 40% so với năm 2014, dù những tháng cuối năm có thể tăng đôi chút. Vì sao vậy?
Theo biểu đồ phân chia thị phần tôm của Bloomberg, điều dễ nhìn thấy nhất là tôm Việt Nam đang lép vế trên “sàn đấu” thị trường Mỹ, chỉ chiếm thị phần 12,9%, đứng sau Ấn Độ (19,1%), Indonesia (18,2%), Ecuador (16,3%), chỉ đứng trên Thái Lan một chút (11,4%), bởi 2 năm qua, Thái Lan mất xấp xỉ 1/2 sản lượng tôm do dịch bệnh. Rất đáng suy ngẫm.
Hiện giá tôm nhập khẩu vào Mỹ giảm thấp, do những làn sóng tôm từ các quốc gia châu Á tràn vào, cạnh tranh dữ dội. Một doanh nhân chuyên xuất khẩu tôm phân tích: Đồng tiền các nước Ấn Độ, Indonesia... mất giá tới 20- 30% so với đồng USD, khiến giá tôm của các quốc gia này thấp hơn tôm Việt Nam khoảng 2- 3 USD/kg.
Vì vậy, dù Mỹ giảm thuế chống bán phá giá và đồng Việt Nam giảm giá so với đồng USD thì giá tôm Việt Nam cũng không “đấu” nổi với tôm Ấn Độ, Indonesia...
Nhìn lại chính mình, giá xuất khẩu cao chính là hệ quả của hệ quả- giá thành sản xuất tôm Việt Nam luôn đứng trên cao bởi nhiều nguyên nhân.
Nhiều doanh nhân tính toán: Việt Nam nhập khẩu tôm giống với giá khoảng 90 đồng/con, chi phí thức ăn khoảng 35.000 đồng/con, cộng thêm thuốc phòng trừ dịch bệnh, chi phí khác, giá tôm thành phẩm Việt Nam khoảng 80.000 đồng/kg, trong khi tôm Ấn Độ chỉ khoảng 50.000 đồng/kg.
Thêm nữa, tỷ lệ nuôi tôm thành công ở Việt Nam chỉ đạt 30% (ở Indonesia, Ấn Độ tới 70%), nghĩa là 100 ha nuôi tôm chỉ thu được 30 ha, do tôm chết lên chết xuống!... Chuỗi giá trị tôm đang “có vấn đề”.
Đáng quan tâm, không chỉ tới thị trường Mỹ, tôm Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc... cũng đang sụt giảm mạnh. Tính đến giữa tháng 7/2015, xuất khẩu tôm Việt Nam chỉ đạt 1,4 tỷ USD, giảm 28,1% so với cùng kỳ năm 2014.
Không thể không làm một cuộc “cách mạng” về chuỗi giá trị tôm. Nếu không, tôm Việt sẽ ngày càng “bơi giật lùi”, khó tiếp cận thị trường thế giới.
Có thể bạn quan tâm
Thực hiện kế hoạch phát triển vùng mía nguyên liệu, hàng năm UBND huyện phối hợp với Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương, tập trung điều tra, khảo sát diện tích đất có thể trồng được mía để lập kế hoạch và chỉ đạo các đơn vị, các xã vùng nguyên liệu mía triển khai thực hiện theo kế hoạch đề ra.
Theo Tổng cục Thống kê, tính thời điểm 1-10-2014 tổng đàn bò của cả nước là 5,24 triệu con, tăng 1,5%, đàn heo là 26,8 triệu con tăng gần 2%, còn đàn gia cầm là 327,7 triệu con, tăng gần 3,2% so với năm 2013. Đối với thủy sản nuôi gồm cá tra, tôm (sú và thẻ chân trắng, hải sản…) là gần 3,4 triệu tấn, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2013.
Từ quyết tâm thoát nghèo, bằng ý chí và nghị lực kiên cường, chị Lâm Thị Nụ, tiểu khu 2, thị trấn Cao Phong (Cao Phong - Hòa Bình) đã mạnh dạn đầu tư vào cây cam. Vượt qua những khó khăn và thất bại, sau 10 năm gắn bó, cây không phụ lòng người, giúp gia đình chị thoát nghèo và trở thành tỷ phú.
Những năm gần đây, giá cam cam xoàn ở huyện Long Mỹ luôn đứng ở mức cao, từ 27.000 - 50.000 đồng/kg, trong khi chi phí đầu tư cho một công cam xoàn từ 10 - 15 triệu đồng, khoảng 2 năm là cho thu hoạch, mỗi năm 2 đợt trái với năng suất trung bình từ 20 đến 30 tấn/ha. Với giá như hiện nay, sau khi trừ chi phí người trồng cam còn thu lời từ 200 đến 300 triệu đồng mỗi héc-ta. Theo thống kê, huyện Long Mỹ hiện có hơn 300ha cam xoàn, trong đó có gần 100ha đang cho trái.
Bộ NN&PTNT cho biết, Chỉ thị được đưa ra bởi Ủy ban châu Âu có văn bản gửi Bộ thông báo tình trạng gia tăng đột biến các lô hàng thủy sản của Việt Nam bị cảnh báo vi phạm quy định về hóa chất kháng sinh và đề nghị phía Việt Nam phải có các biện pháp khắc phục khẩn cấp, thông báo lại cho phía họ trước ngày 9/1/2015.