Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phillippin Phát Triển Nuôi Cua Bùn

Phillippin Phát Triển Nuôi Cua Bùn
Ngày đăng: 13/09/2014

Phòng nuôi trồng thủy sản của Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) đã phát triển công nghệ nuôi cua lột (cua bùn), đang có giá tăng cao trên thị trường. Cua giống để nuôi được thu hoạch từ thiên nhiên. Tuy nhiên, việc sử dụng cua giống từ các trại ương đang được khuyến khích để giảm khai thác từ nguồn lợi tự nhiên.

Sau Trung Quốc, Philippin là nước đứng thứ hai thế giới về sản xuất cua lột (cua bùn) với sản lượng nuôi đạt 16.500 tấn trong năm 2012.

Là loài hiếm nên cua bùn là đặc sản ở Đông Nam Á, thường được ăn sống ngâm dấm hoặc nước chanh, chiên chín… Cua lột có thể được ăn cả con.

Loài cua này được nuôi phổ biến ở Myanmar, Vietnam, Malaysia, Indonesia  đặc biệt ở Thái Lan – nhưng mới đây mới được nuôi ở Philippines.

Công nghệ của SEAFDEC được áp dụng ở Myanmar và Thái Lan, phù hợp với điều kiện địa phương, với vốn tài trợ của Hội đồng Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp, Thủy sản và tài nguyên thiên nhiên.

Dự án thí điểm có thể thực hiện tại Dumangas, Iloilo, điểm nghiên cứu thủy sản nước lợ của SEAFDEC. Để nuôi cua bùn cần ít nhất 1.500 m2 nuôi lồng, diện tích khoảng 0,5 – 1,5ha là phù hợp.

SEAFDEC đang triển khai công nghệ nuôi ở Guindulman, Bohol và 8 trại sản xuất giống tôm cũ khác ở Visayas.

"Ở các nước khác, cua nặng 100g có nguồn gốc chủ yếu từ tự nhiên để sản xuất cua lột," Quinitio nói.  SEAFDEC đã chứng minh tính khả thi của việc sử dụng cua Scylla serrata hoặc cua bùn từ trại sản xuất giống, có  mai  rộng khoảng 1 cm và nặng khoảng 5g.

Những con cua được nuôi trong các ao nuôi thương phẩm trong 2 tháng cho đến khi nặng khoảng 100g. Những con cua được thả riêng trong hộp đục lỗ đặt trên sàn nổi PVC hoặc phao.

Cách 2 - 3 ngày, cua được cho ăn thức ăn là cá hoặc nhuyễn thể giá trị thấp; nước được thay đổi mỗi khi thủy triều lên hoặc khi cần thiết

Cua mới lột phải được lấy ra ngay lập tức bởi vì vỏ bắt đầu cứng lại sau 4 giờ. Cua được giữ trong nước ngọt có ga trong khoảng 1 giờ trước khi phân loại, đóng gói và bảo quản trong tủ lạnh.

Tại Thái Lan, nơi nuôi cua lột phát triển tốt, nhiều nhà máy chế biến thủy sản có cơ sở đông lạnh mua cua trực tiếp từ nông dân.

Người Thái Lan bán cua lột tại địa phương hoặc XK sản phẩm giá cao đến Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, châu Âu và Mỹ - với mức giá lên đến 10 USD/kg.

Vì lợi nhuận, ngày càng nhiều nhà đầu tư quan tâm nuôi loài này. Tuy nhiên, nuôi loài này cần nhiều lao động.

Giá thị trường phụ thuộc vào kích thước và tình trạng của cua, những con to nhất với các bộ phận hoàn chỉnh  có giá trị cao nhất.

Đầu tháng 8, cua loại bình thường có mai khoảng 5 inch được bán với giá khoảng 250 peso/kg. Cua có trọng lượng 0,5 kg có gia bán 1.000 peso/kg.


Có thể bạn quan tâm

Nhập Khẩu Trên 22.000 Con Bò Úc Nhập Khẩu Trên 22.000 Con Bò Úc

Theo ông Nguyễn Xuân Bình - giám đốc Cơ quan thú y vùng VI (Bộ NN&PTNT) - từ đầu năm đến ngày 15-3, các công ty đã nhập khẩu thông quan tại đơn vị này 22.000 con bò sống từ Úc.

21/03/2014
Có Nên Phát Triển Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ở Đồng Tháp? Có Nên Phát Triển Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ở Đồng Tháp?

Những năm gần đây, phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng (gọi tắt là tôm thẻ) không chỉ phát triển ở các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mà ngay những địa phương quanh năm thuần nước ngọt như Đồng Tháp cũng bắt đầu mở rộng diện tích thả nuôi.

22/03/2014
Cách Loại Bỏ Tôm Bột Yếu Cách Loại Bỏ Tôm Bột Yếu

Số tôm chết sau khi thả nuôi có thể là cao nếu như đàn tôm giống thả có chất lượng kém. Con giống chất lượng tốt thường không đủ nên người nuôi thường thả nhiều tôm hơn lượng cần thả để trừ hao.

23/02/2014
Nhật Bản Kiểm Tra Chỉ Tiêu Oxytetracyline Với 100% Lô Tôm NK Từ Việt Nam Nhật Bản Kiểm Tra Chỉ Tiêu Oxytetracyline Với 100% Lô Tôm NK Từ Việt Nam

Ngày 20/3/2014, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đã có công văn số 51/2014/CV-VASEP gửi Tổng cục Thủy sản thông báo về việc Nhật Bản kiểm tra chỉ tiêu Oxytetracyline với 100% lô tôm NK từ Việt Nam.

22/03/2014
Tôm Sinh Thái Cần Một “Cú Hích” Mạnh Mẽ Hơn Tôm Sinh Thái Cần Một “Cú Hích” Mạnh Mẽ Hơn

Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, mô hình tôm sinh thái của Cà Mau đang mở ra một hướng đi mới cho người dân vùng rừng ngập mặn. Tuy đã có nhiều bước tiến đáng kể nhưng trên thực tế mô hình này vẫn chưa thật sự mang lại lợi ích cho người dân như mục tiêu ban đầu đặt ra.

22/03/2014