Tôm Nguyên Liệu Giảm Giá

Sở NN-PTNT Cà Mau cho biết, sau khi có tin áp thuế chống bán phá giá của Bộ Thương mại Mỹ (DOC), các DN chế biến thủy sản trên địa bàn đã đồng loạt giảm giá mua tôm nguyên liệu.
Cụ thể, tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg, xuống còn 103.000 đ/kg, tức giảm gần 20.000đ/kg. Tôm sú có su hướng giảm giá nhẹ hơn, loại 40 con/kg giảm 10.000 đ/kg, các loại còn lại giá ổn định.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, nguyên nhân làm giá tôm giảm là do, nghe thông tin trên, người nuôi tôm sợ giá tiếp tục bị giảm nên ào ạt thu hoạch tôm, làm cho sản lượng thu hoạch vượt công suất chế biến của các nhà máy. Đặc biệt, các DN trên địa bàn tỉnh đã lợi dụng cơ hội này để ép giá xuống thấp nhất có thể nhằm trục lợi.
Ông Châu Công Bằng, Phó GĐ Sở NN-PTNT Cà Mau khuyến cáo, người nuôi tôm nên bình tĩnh, theo dõi tình hình thị trường, không thu hoạch tôm trong thời điểm hiện nay, có như vậy giá tôm trong thời gian tới mới tăng trở lại.
Giá tôm sú khá ổn định, những nơi có điều kiện thuận lợi bà con nên thả nuôi tôm sú. Sở NN-PTNT sẽ tiếp tục bám sát tình hình XK trong thời gian tới và kịp thời khuyến cáo cho người nuôi khi có tình huống xấu.
Có thể bạn quan tâm

Sở NN-PTNT tỉnh An Giang cho biết ông Lê Văn Nưng, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang chấp thuận đề xuất của sở này về việc quản lý, ngăn chặn tình trạng mua bán, vận chuyển cây thốt nốt là loại cây đặc thù ở vùng Thất Sơn tập trung tại 2 huyện miền vùng núi Tri Tôn, Tịnh Biên.

Càng về những tháng cuối năm, các loại trái cây, rau xanh và nhiều loại nông sản thực phẩm từ Trung Quốc, Thái Lan lại càng dội vào thị trường nội địa…

Nông dân Việt Nam đang phải đối mặt với muôn vàn rủi ro. Nào an ninh nông thôn, nào phí chồng phí, nào nạn “cường hào mới”... Ngoài điệp khúc “được mùa, mất giá” cứ lặp đi lặp lại trêu ngươi; còn có thêm “trường ca” bi ai là “chặt - trồng, trồng - chặt” ám ảnh.

Trải qua hai thập kỷ phát triển, tính đến năm 2014, cây trồng chuyển gen đã chiếm 12,9% diện tích đất trồng trọt trên thế giới, theo ISAAA (Dịch vụ quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp).

Tạo ra giống chữa bệnh giá cao, sản xuất nguyên liệu dược phẩm từ cám... đang là những giải pháp mới giúp gia tăng giá trị hạt gạo ngoài chuỗi sản xuất khép kín thông thường.