Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngư Dân Hà Tĩnh Được Mùa Tép Biển

Ngư Dân Hà Tĩnh Được Mùa Tép Biển
Ngày đăng: 25/01/2014

Những ngày cận Tết Nguyên đán, nhiều ngư dân ở các vùng bãi ngang ven biển của tỉnh Hà Tĩnh khai thác tép biển được mùa lớn (còn gọi con ruốc vì phần lớn tép ở đây được đem làm ruốc). Chỉ sau vài ngày đi biển về cập bến cảng, trên khoang thuyền của họ luôn đầy ắp tép tươi rói.

Thời điểm này hàng trăm tàu thuyền có công suất từ 12 - 45CV của ngư dân ở các xã bãi ngang Thạch Hải, Thạch Long (thuộc huyện Thạch Hà), xã Thạch Kim, Thạch Bằng, Thịnh Lộc (huyện Lộc Hà), xã Xuân Hội, Xuân Phổ, Xuân Yên (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh)… lại nhộn nhịp ra khơi vùng gần bờ, vùng lộng để đánh bắt tép biển và các loại cá.

Mỗi chuyến ra khơi một thuyền với khoảng 3 lao động đánh bắt được từ 6 - 10 tạ tép/ngày, thu về lợi nhuận từ 7 - 9 triệu đồng, cá biệt đợt cao điểm có thuyền còn đánh được gần 2 tấn tép, kiếm được 15 - 17 triệu đồng/ngày…

Ngư dân Nguyễn Văn Trí (ở xã Thạch Hải - chủ tàu HT 10436 TS) đang nhập hàng tại cảng cá Cửa Sót, xã Thạch Kim, cho biết: “Tàu của tôi công suất 24CV, chủ yếu đánh bắt gần bờ. Mấy ngày qua, chuyến nào ra khơi cũng khai thác được trung bình 8 tạ tép, sau khi trừ chi phí xăng dầu còn lời khoảng 6 triệu đồng. Đã 3 năm liên tục mất mùa tép biển nhưng năm nay được mùa lớn, bán được giá cao, thị trường ưa chuộng nên ngư dân rất phấn khởi…”.

Theo kinh nghiệm của các ngư dân Hà Tĩnh, đánh tép biển không cần phải đi xa, cũng không mất quá nhiều công sức, lại dễ hơn so với đánh các loại tôm, cá khác. Mùa tép biển thường kéo dài độ tháng 10 Âm lịch cho đến tháng giêng năm sau. Ngoài chế biến ruốc, mắm tôm, tép biển còn phơi sấy khô làm thực phẩm dùng quanh năm.

Tép biển là loài sống thành đàn ở độ sâu khoảng 100 - 200m, sống dưới bùn cát, dụng cụ đánh bắt là kheo, lưới rút, hoặc đơn giản là một cái dạ với sào tre. Con tép ở vùng biển Hà Tĩnh ngon hơn so với các vùng khác nên thương lái rất ưa thích, không xảy xa tình trạng ế hàng.

Đánh bắt tép được mùa không chỉ vừa mang lại thu nhập cao cho ngư dân mà còn giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động nhàn rỗi của địa phương, trong đó chỉ tính riêng việc mua tép từ các bến thuyền ở cảng rồi vận chuyển về bán lại ở các chợ đầu mối, sau khi trừ chi phí, mỗi ngày cũng lãi khoảng 200.000 - 300.000 đồng/người. Đặc biệt, ở Hà Tĩnh tép biển phần lớn để chế biến ruốc nên nhiều gia đình làm ruốc ở đây cũng thu nhập trên dưới 100 triệu đồng/mùa tép…


Có thể bạn quan tâm

Lúa Gạo Bất Ngờ Quay Đầu Giảm Giá Lúa Gạo Bất Ngờ Quay Đầu Giảm Giá

Sau hơn một tuần giá lúa gạo thị trường nội địa tăng mạnh, khoảng 600 – 700 đồng/kí lô gam thì hiện bất ngờ đã quay đầu giảm trở lại.

24/07/2013
Gắn Chíp Điện Tử Để Quản Lý Cá Tra Bố Mẹ Chọn Giống Gắn Chíp Điện Tử Để Quản Lý Cá Tra Bố Mẹ Chọn Giống

Đây là một trong những quy định tại Quy chế quản lý cá tra bố mẹ chọn giống do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ký quyết định ban hành.

30/07/2013
Xây Chuồng Chống Lũ Cho Lợn Xây Chuồng Chống Lũ Cho Lợn

Với tập quán chăn nuôi truyền thống, từ bao đời nay đa phần người dân vùng nông thôn vẫn làm chuồng nuôi lợn ở vị trí thấp. Cũng chính vì cách chăn nuôi truyền thống này mà mỗi khi có lũ lớn xảy ra, người chăn nuôi thường bị thiệt hại rất nhiều.

24/07/2013
Hiệu Quả Từ Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Hiệu Quả Từ Phát Triển Kinh Tế Trang Trại

Bất cứ ai có dịp về thăm mô hình chăn nuôi lợn nái kết hợp trồng bưởi của gia đình chị Mầu Thị Yến - thôn Tam Hợp, xã Cát Quế (Hà Nội), đều không khỏi ngỡ ngàng trước hiệu quả trong phát triển. Đây là mô hình mẫu cho nhiều cá nhân trong và ngoài địa phương đến học tập.

30/07/2013
Ông Nguyễn Đức Minh Điển Hình Sản Xuất Giỏi Ông Nguyễn Đức Minh Điển Hình Sản Xuất Giỏi

Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản, ông Nguyễn Đức Minh ở thôn Hộ Diêm 1, xã Hộ Hải (huyện Ninh Hải) vượt qua những thất bại, vươn lên làm giàu nhờ nuôi ốc hương và chim bồ câu.

30/07/2013