Tiền Giang Khuyến Cáo Tạm Ngưng Thả Tôm Giống
Toàn tỉnh Tiền Giang hiện đã thả giống được gần 250 ha tôm, bao gồm thâm canh và bán thâm canh, tập trung nhiều ở huyện Tân Phú Đông, đạt 10% tổng diện tích thả giống theo kế hoạch năm 2014.
Tuy mới thả giống chưa được 10 ngày nhưng hiện có hơn 150 ha tôm bị nhiễm bệnh đốm trắng, chiếm 60% diện tích. Sở NN-PTNT cho biết, nguyên nhân tôm bị bệnh là do một số diện tích thả giống sớm hơn lịch khuyến cáo, đồng thời do trong tuần qua thời tiết diễn biến phức tạp, buổi sáng nhiệt độ xuống thấp dưới 20 độ C, độ mặn trong nước còn cao...
Trước diễn biến bất lợi này, Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang đã có thông báo đề nghị Phòng NN-PTNT các huyện Tân Phú Đông, Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công khuyến cáo nông dân tạm ngưng thả giống tôm đến khi nào thời tiết ổn định, không còn không khí lạnh, nhất là tình hình bệnh đốm trắng ổn định.
Chi cục Thú y và Chi cục Thủy sản tiếp tục theo dõi diễn biến dịch bệnh trên tôm để kịp thời thực hiện các biện pháp phòng chống trước, trong và sau Tết Nguyên đán, nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra. Đặc biệt, người nuôi tôm cần khai báo bệnh sớm, xử lí kịp thời, không được xổ xả nước từ các ao tôm bị bệnh ra kênh mương công cộng làm lây lan dịch bệnh ra diện rộng.
Có thể bạn quan tâm
Từ nguồn tin báo của quần chúng nhân dân, sáng 31/7, Đội Quản lý thị trường số 4 (Chi cục Quản lý thị trường Phú Yên) phối hợp cùng Công an huyện Tuy An bắt quả tang một vụ bơm bột rau câu vào tôm thương phẩm tại cơ sở mua bán thủy sản do bà Cao Thị Kim Phượng ở thôn Tân Long, xã An Cư, làm chủ.
Mấy ngày qua, người dân ở xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp bắt được loài cá “lạ”. Cá có thân hình giống loài cá lóc, có vẩy, đầu giống cá sấu, mỗi con dài khoảng 7 - 8 tấc, nặng khoảng 2,5 - 4kg.
Tỉnh Tiền Giang hiện có khoảng 5.350ha diện tích nuôi tôm nước lợ, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm thẻ và tôm sú. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, bệnh trên tôm diễn biến ngày càng phức tạp nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến nghề nuôi tôm trong tỉnh.
Huyện Quang Bình (Hà Giang) có trên 700ha diện tích mặt nước, gồm: Ao, hồ, sông, suối, thủy lợi, thủy điện... vì vậy rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản (NTTS). Để khai thác tiềm năng đó, những năm qua, nhân dân trong huyện đã đẩy mạnh phát triển NTTS; nhiều gia đình đã mạnh dạn mở rộng diện tích mặt nước để NTTS.
Theo Chi cục Thủy sản Bình Thuận (Sở Nông nghiệp & PTNN), tính từ đầu năm 2015 đến ngày 31/7, tổng sản lượng khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh ước đạt 98.201 tấn, bằng 52% kế hoạch năm. Nhìn chung hoạt động đánh bắt trên biển thời gian qua của bà con ngư dân địa phương còn gặp khó khăn, nhất là trong quý I do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc nên tình trạng tàu nằm bờ khá phổ biến.