Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm Càng Xanh Trong Ao Nuôi Tôm Nước Lợ Ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng)

Tôm Càng Xanh Trong Ao Nuôi Tôm Nước Lợ Ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng)
Ngày đăng: 18/12/2013

Bên cạnh mô hình luân canh tôm – lúa ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã khẳng định tính hiệu quả của vùng canh tác bền vững, thì mô hình luân canh tôm nước lợ với tôm càng xanh đã cho nông dân nguồn thu nhập đáng kể.

Mô hình sản xuất luân canh, xen canh ở vùng nuôi tôm nước lợ đang được khuyến khích, nhằm giảm được áp lực môi trường vùng nuôi, hạn chế thấp tồn lưu sau vụ nuôi tôm để lại. Bên cạnh mô hình luân canh tôm – lúa ở Mỹ Xuyên đã khẳng định tính hiệu quả của vùng canh tác bền vững, thì mô hình luân canh tôm nước lợ với tôm càng xanh đã cho nông dân nguồn thu nhập đáng kể.

Ông Ngô Văn Sơn ở ấp Hòa Trung, xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên tiếp nhận mô hình thí điểm nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa sau vụ nuôi tôm nước lợ đã khẳng định được tính hiệu quả của đối tượng này. Sau 5 tháng nuôi, trọng lượng tôm đạt 150g đến 200g một con, ước thu nhập khoảng 30 triệu đồng.

Ông Ngô Văn Sơn cho biết: “Tính đến thời điểm này, tôm càng xanh trên ruộng lúa của tôi sẽ cho thu nhập vài chục triệu đồng cầm chắc. Tôi thấy con tôm càng xanh thả nuôi xen canh trên ruộng lúa là rất hiệu quả, nuôi thành công rất cao. Con tôm càng xanh nuôi đúng quy trình kỹ thuật như tôm sú, tôm thẻ thì lợi nhuận không thua tôm sú vì giá bán rất cao, hiện nay là trên 300.000 đồng/kg”.

Đây là mô hình canh tác tổng hợp vừa đảm bảo quy trình luân canh tôm – lúa, xen canh tôm càng xanh trên ruộng lúa và ứng dụng công nghệ sinh thái, bằng cách trồng màu trên bờ bao. Ngoài thu nhập từ tôm nuôi nước lợ, ông Sơn thu nhập thêm từ cây lúa, cây màu, con tôm càng xanh thì giá trị sử dụng đất của quy trình này đạt trên 200 trăm triệu đồng 1 ha, cái lợi lớn nhất vẫn là giữ được quy trình canh tác bền vững.

Ông Ngô Văn Sơn cho biết thêm: “Đối với bản thân tôi thì luôn giữ vững 1 tôm – 1 lúa , có như vậy thì nuôi tôm mới an toàn, còn sau khi mùa tôm kết thúc thì tôi trồng thêm màu để tăng thu nhập. Chính vì vậy, năm nay tôi rất thành công với mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa”.

Đối với những ao nuôi tôm bán thâm canh, điều kiện canh tác khó khăn thì thực hiện quy trình nuôi luân canh tôm nước lợ với tôm càng xanh, vừa tăng thu nhập vừa góp phần cải tạo môi trường ao nuôi. Với mục tiêu phát huy lợi thế của mô hình luân canh, xen canh, huyện Mỹ Xuyên tập trung chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, mở rộng đối tượng nuôi để nông dân nắm bắt, áp dụng một cách hiệu quả.

Ông Trần Quốc Quang - Trưởng Phòng NN và PTNT Mỹ Xuyên cho biết: “Theo tôi, ở vùng nước lợ để nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên cùng một diện tích canh tác, thì đối tượng tôm càng xanh là rất phù hợp. Tổng hợp các khoản thu nhập từ cây lúa, con tôm sú, cây màu thì tôm càng xanh cũng tăng thêm tương đương 300 kg/ha, với giá 200.000 – 300.000 đồng/kg thì bà con cũng có thu nhập vài chục triệu đồng 1 ha”.

Huyện Mỹ Xuyên đã xuống giống được gần 10.000 ha lúa trên nền ao nuôi tôm, trong khi áp lực nuôi tôm thẻ chân trắng đang bùng phát. Đây là sự thành công trong công tác chỉ đạo, thành công về sự nhận thức đúng đắn quy trình luân canh bền vững trong nông dân. Đa dạng cây trồng, vật nuôi, hạn chế thấp nhất hình thức chuyên canh, là mục tiêu chỉ đạo xuyên suốt của huyện Mỹ Xuyên ở vùng nuôi tôm nước lợ.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Ổi Đài Loan Theo Hướng Công Nghệ Cao Mang Lại Hiệu Quả Cho Nông Dân Vùng Biên Giới Trồng Ổi Đài Loan Theo Hướng Công Nghệ Cao Mang Lại Hiệu Quả Cho Nông Dân Vùng Biên Giới

Là một trong những người đầu tiên đưa giống ổi Đài Loan về trồng trên địa bàn xã vào năm 2011. Anh Lê Văn Luông, ngụ ấp 2 – xã Vĩnh Xương cho biết: thấy nhiều hộ nông dân ở các xã lân cận trồng ổi cho thu nhập khá cao, nhận thấy đây là loại cây dễ trồng và phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương mình, anh đã tìm mua 200 cây giống ổi Lê Đài Loan về trồng trên 3.000 m2 đất nhà.

03/03/2015
Tín Hiệu Lạc Quan Từ Chủ Trương Tạm Trữ Lúa Gạo Tín Hiệu Lạc Quan Từ Chủ Trương Tạm Trữ Lúa Gạo

Thực tế, từ trước Tết Nguyên đán, giá lúa đông xuân ở ĐBSCL có xu hướng giảm. Sau đó, đã tăng nhẹ ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương mua tạm trữ 1 triệu tấn. Trong những ngày qua, hệ thống thương lái đã triển khai mua lúa hàng hóa của nông dân khá đông ở các địa phương, như: Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long… Theo đó, giá lúa được thương lái mua tại ruộng dao động từ mức 4.200 - 4.600 đồng/kg (tùy theo loại), tăng khoảng 200 - 300 đồng/kg so với trước Tết Nguyên đán.

03/03/2015
Thủy Sản Trúng Mùa Thủy Sản Trúng Mùa

Đặc biệt với nghề khai thác cá ngừ, tại các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định đã phát triển, trở thành nơi sản xuất và xuất khẩu chính ở khu vực miền Trung và cả nước. Đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến liên hệ và đặt vấn đề liên kết để khai thác, chế biến cá ngừ xuất khẩu với quy mô lớn.

04/03/2015
Điêu Đứng Vì Nghêu Chết Hàng Loạt Điêu Đứng Vì Nghêu Chết Hàng Loạt

Theo người dân nuôi nghêu ở xã Cẩm Lĩnh, thị trấn Thiên Cầm (huyện Cẩm Xuyên) và xã Kỳ Hà, Kỳ Ninh (huyện Kỳ Anh), hiện tượng nghêu chết ở vùng này bắt đầu xuất hiện từ ngày 19-2 (tức mùng 1 Tết Nguyên đán), mặc dù đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm để cứu nghêu, nhưng không có hiệu quả.

04/03/2015
Tổng Sản Lượng Thủy Sản 2 Tháng Đầu Năm Đạt 793.000 Tấn, Tăng 3,2% Tổng Sản Lượng Thủy Sản 2 Tháng Đầu Năm Đạt 793.000 Tấn, Tăng 3,2%

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, trong tháng 2 năm 2015, tổng sản lượng thủy sản đạt 381 nghìn tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ, đưa tổng sản lượng thủy sản 2 tháng đầu năm đạt 793.000 tấn, tăng 3,2% so cùng kỳ năm trước; trong đó, sản lượng khai thác là 436.000 tấn, tăng 4,1%, nuôi trồng 331.000 tấn, tăng 2,3%.

04/03/2015