Thủy Sản Trúng Mùa

Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT, tổng sản lượng thuỷ sản tháng 2 ước đạt 790.000 tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong đó, sản lượng khai thác ước đạt 461.000 tấn, tăng 3,8%; sản lượng nuôi trồng ước đạt 329.000 tấn, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2014.
Tại vùng biển miền Trung như Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Phú Yên đến các vùng biển Nam Bộ như Kiên Giang, Cà Mau… ngư dân phấn khởi khi trúng đậm mùa tôm, cá biển.
Thêm vào đó, một số loại hải sản được giá như cá cơm, cá nục, cá thu, cá ngừ, tôm, nhuyễn thể… giúp các tàu đánh bắt tăng thêm thu nhập.
Đặc biệt với nghề khai thác cá ngừ, tại các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định đã phát triển, trở thành nơi sản xuất và xuất khẩu chính ở khu vực miền Trung và cả nước. Đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến liên hệ và đặt vấn đề liên kết để khai thác, chế biến cá ngừ xuất khẩu với quy mô lớn.
Theo báo cáo của các địa phương, 2 tháng đầu năm sản lượng khai thác cá ngừ đại dương ước khoảng 2.320 tấn, trong đó Bình Định ước đạt 1.300 tấn, Phú Yên ước đạt 550 tấn, Khánh Hòa ước đạt 470 tấn.
Nuôi trồng thủy sản tháng 2 của cả nước ước đạt 143.000 tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước.
Theo báo cáo của các sở NN&PTNT thuộc ĐBSCL, diện tích và sản lượng cá tra của một số tỉnh đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái như: Vĩnh Long có diện tích nuôi cá tra 441ha (tăng 4%), sản lượng 13.984 tấn (tăng 2%), Cần Thơ có diện tích nuôi 498ha (tăng 3,7%), sản lượng 12.497 tấn (tăng 65,7%).
Bên cạnh đó, giá cá tra nguyên liệu tại Vĩnh Long trong tháng dao động từ 24.000 - 25.000 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất 22.000 - 23.000 đồng/kg, như vậy người nuôi có lãi từ 1.000 - 2.000 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến cuối tháng 10/2015, cả nước có 75 cơ sở nuôi trồng thủy sản được chứng nhận VietGAP trên tổng diện tích hơn 686ha.

UBND tỉnh Trà Vinh phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán xây dựng công trình Trung tâm sản xuất giống thủy - hải sản tỉnh Trà Vinh (giai đoạn 1), tọa lạc tại ấp Nhà Mát, xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư.

Ngồi trong căn chòi lá được dựng lên giữa đầm Thị Tường để trông giữ bãi sò rộng đến 15 ha mặt nước, anh Trần Văn Sal, 47 tuổi (ngụ ấp Tân Lợi, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) nhớ lại cơ duyên đưa anh đến với nghề nuôi sò huyết cách đây 5 năm. Với vốn đầu tư sò giống cho 15 ha mặt nước trên đầm khoảng 800 triệu đồng, một mình không đủ khả năng, anh Sal rủ thêm 2 người bà con cùng làm.

Dự án đầu tư xây dựng vùng nuôi cá Rô phi theo hướng công nghiệp tập trung năm 2015 do Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản làm chủ đầu tư với tổng diện tích là 16ha, thực hiện trên 4 tiểu vùng: tại huyện Tiên Yên2 tiểu vùng với 8ha;

Trung tâm Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNN) là địa chỉ tin cậy và đi đầu trong kiểm định, nuôi khảo nghiệm giống mới và sản xuất cung ứng giống đảm bảo về chất lượng...