Toàn tỉnh Khánh Hòa sẽ phát triển đàn chim yến nuôi gần 1,4 triệu con
Các giải pháp để phát triển đàn chim yến gồm: Tăng cường quản lý nuôi chim yến, thực hiện đăng ký nuôi chim yến theo Thông tư 35 (năm 2013) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thực hiện kiểm soát chặt chẽ đánh giá tác động môi trường; tăng cường các biện pháp truy xuất nguồn gốc; xây dựng và bảo vệ thương hiệu yến sào Khánh Hòa; phát triển thị trường nội địa và xuất khẩu, gắn đổi mới công nghệ, tăng sức cạnh tranh của thương hiệu yến sào Khánh Hòa; vốn ngân sách tập trung thực hiện công tác quy hoạch, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nghiên cứu khoa học.
Đồng thời xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia đối với chim yến đảo, đào tạo nhân lực nghề nuôi yến, quản lý an toàn vệ sinh nhà yến; vốn tín dụng trung và dài hạn xây dựng cơ sở nuôi yến, hạ tầng vùng nuôi, làng nghề. Mặt khác, tăng cường nghiên cứu khoa học, trước mắt tập trung vào thiết bị sử dụng trong nghề nuôi, ấp nở nhân tạo, di đàn, phòng, chống dịch bệnh, công nghệ tạo nguồn, bảo quản, chế biến thức ăn; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả...
Có thể bạn quan tâm
Tràng Lương là xã miền núi của huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Ở những khu vực trồng lúa kém hiệu quả, các hộ trồng thêm khoai, lạc, nhưng giá trị kinh tế không cao. Trước thực tế đó, anh Tạ Văn Chiến (SN 1986, ở thôn Linh Tràng, xã Tràng Lương) đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi sang phát triển trồng cây dược liệu, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo Phòng NN&PTNT huyện Phù Cát, cây tiêu có mặt trên địa bàn huyện cách đây hơn chục năm, do một số người dân xã Cát Sơn trồng tự phát trên cây rừng, nhưng do chưa nắm vững kỹ thuật chăm sóc nên năng suất không cao. Gần đây, giá tiêu khá cao, 120 - 150 ngàn đồng/kg, nên phong trào trồng tiêu ở Phù Cát được đẩy mạnh.
Khoảng thời gian trống đó biết lấy gì để sống? Thế là anh quyết định đầu tư thâm canh thông qua việc chăm sóc, tỉa cành, bón phân, tưới nước đúng cách và không quên bón phân sau thu hoạch để bổ sung dinh dưỡng cho cây, tránh tình trạng năng suất năm được năm mất.
Theo một số nông dân ở Khánh Sơn, năm nay năng suất mì chỉ đạt khoảng 80 - 85% so với năm trước, nguyên nhân chủ yếu do thời tiết thất thường, cây mì vào giai đoạn phát triển, ít mưa nên sản lượng đạt thấp. Ngoài ra, do giá mì dao động ở mức thấp trong 2 năm gần đây nên người dân các địa phương đang có kế hoạch chuyển đổi diện tích trồng mì sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn như cây ăn quả, keo...
Nhằm đa dạng con nuôi thủy sản nước ngọt cung cấp cho người tiêu dùng và xuất khẩu, tỉnh An Giang đã tạo điều kiện cho ngư dân, doanh nghiệp đa dạng hóa và mở rộng diện tích nuôi thủy sản nước ngọt, trong đó nhiều nhất là con cá rô phi hiện đang có thị trường xuất khẩu tốt.