Quế Long tận dụng thế mạnh con đặc sản
Đột phá về hạ tầng
Ông Hồ Văn Dũng – Bí thư Đảng ủy xã Quế Long phấn khởi cho biết, nhờ NTM, Quế Long không còn là xã nghèo.
Theo đó, từ nguồn vốn hỗ trợ của cấp trên, xã đã huy động, lồng ghép trên 55,5 tỷ đồng để đầu tư hạ tầng cơ sở, chú trọng những công trình thiết yếu, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
Ông Đỗ Đình Hùng – Phó Chủ tịch UBND xã Quế Long cho biết thêm, trước đây hầu hết các tuyến đường ở Quế Long đều xuống cấp hoặc là đường đất nên vào mùa mưa, người dân đi lại rất cực khổ.
Nhờ sự quan tâm đầu tư của cấp trên, Quế Long đã bê tông hóa gần 29km, trong đó đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa 6/6km, đạt 100%; đường trục thôn được cứng hóa, bê tông hóa 22,74km, đạt tỷ lệ 84.22%...
Bên cạnh đó, hệ thống kênh mương thủy lợi cũng được xã triển khai xây dựng, đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp của nhân dân.
Qua 5 năm, Quế Long đã đầu tư, kiên cố hóa gần 19km kênh mương.
Công tác quản lý, khai thác 8 công trình thủy lợi loại nhỏ và vừa cũng được triển khai hiệu quả, phục vụ nước tưới cho 216,84ha lúa và hoa màu của xã.
“Các công trình trường học, trạm y tế, điện, nhà văn hoá… cũng được đầu tư nâng cấp và xây mới, cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và phát triển của địa phương” – ông Hùng chia sẻ thêm.
Đẩy mạnh nuôi gà tre đặc sản
" Hiện nay, ở Quế Long gần như nhà nào cũng nuôi gà tre thả vườn, hộ ít nhất nuôi từ 5 - 10 gà mái đẻ, nhiều thì lên tới 400 -500 con.
Nhu cầu gà tre thương phẩm ngày càng lớn, thương lái từ khắp nơi về địa phương để tìm mua, giá cả lại ổn định, nhờ đó nhiều hộ đã có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, tiêu biểu như hộ anh Nguyễn Văn Công, Mai Xuân Thủy, Đỗ Thành Trung...”. Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Quế Long
Theo ông Dũng, thành quả lớn nhất của Quế Long trong 5 năm triển khai NTM chính là đời sống của nhân dân được nâng lên đáng kể.
Từ chỗ thu nhập bình quân hơn 13 triệu đồng người/năm, đến nay đã tăng lên 24 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,31% (không kể 122 hộ thuộc diện chính sách và bảo trợ xã hội); tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên hiện nay là 96,23%...
“Để nâng cao thu nhập cho nhân dân, từ nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất, Quế Long đã hỗ trợ cho người dân xây dựng được nhiều mô hình sản xuất và chăn nuôi hiệu quả.
Hiện nay, ngoài làm lúa, trồng keo, trên địa bàn còn có hàng chục mô hình kinh tế gia trại, trang trại chuyên chăn nuôi gà, heo, bò lai sind hiệu quả…
Đặc biệt, từ năm 2012 đến nay, địa phương đã khuyến khích người dân đẩy mạnh chăn nuôi gà tre thả vườn nhằm bảo tồn và phát huy hiệu quả kinh tế cho hộ gia đình...” – ông Hùng cho biết.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Quế Long cho biết, mấy năm gần đây, Hội đã vận động các hộ dân trên địa bàn phục hồi giống gà tre đặc sản của địa phương.
Hiện toàn xã có hơn 90% hộ nuôi gà, trong đó có 36 hộ nuôi gà tre quy mô lớn, 4 hộ nuôi gà giống để phục vụ nhu cầu cho bà con nhân dân trong vùng.
Có thể bạn quan tâm
Phú Yên là tỉnh có tiềm năng NTTS rất lớn, nhất là nuôi tôm sú, tôm hùm... Tuy nhiên, khi dịch bệnh xảy ra gây thiệt hại lớn, thú y thủy sản vào cuộc thì "việc đã rồi". Do trình độ chuyên môn hạn chế nên công tác phòng chống dịch bệnh như "ném đá ao bèo".
Như NNVN từng phản ánh, đợt rét đậm rét hại kèm sương muối năm 2010 đã hạ gục trên 1.000 ha cao su mới trồng tại Hà Giang. Sau cú sốc lớn, tỉnh Hà Giang thận trọng không mở rộng mà chỉ quyết tâm khôi phục diện tích cao su bị chết, nhưng sự đương đầu này quá mạo hiểm.
Còn hơn một tháng nữa là đến mùa trồng sắn, người dân không thể hiểu nổi giá sắn năm nay lại rớt thảm hại như vậy. Những tỉnh trồng nhiều sắn như Lào Cai, Yên Bái hiện còn cả chục ngàn ha sắn, nhổ cũng chết mà không nhổ cũng chết.
Đồng Tháp Mười (ĐTM) là vùng đất nhiễm phèn vốn không phù hợp với việc nuôi cá tra. Vậy mà hiện nay, mỗi năm đã có hàng chục ngàn tấn cá tra được nuôi ở ĐTM nhờ sức sáng tạo của nông dân địa phương. Một hướng đột phá độc đáo đang mở ra triển vọng lớn cho ĐTM và cả nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL.
Nắm bắt được nhu cầu thị trường ưa chuộng các loại thịt động vật ngoài những gia súc truyền thống, nhiều hộ dân ở các huyện ngoại thành (TP.HCM) đang rộ lên phong trào nuôi con đặc sản (thỏ, ếch, nhím, cá sấu…) để cung cấp cho các nhà hàng, quán nhậu. Nghề này có thể giúp người dân thu lãi lớn nhưng cũng đối mặt với không ít rủi ro...