Bón lân nung chảy Lâm Thao cho lúa trên đất phèn
Đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long
Trong số 8 nhóm đất của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thì nhóm đất phèn chiếm diện tích khoảng 1,6 triệu ha, bằng 42,75% tổng diện tích đất của cả vùng.
Đất phèn được chia làm 2 loại là đất phèn tiềm tàng và đất phèn hoạt động.
Đất phèn tiềm tàng có khoảng 421.000ha, đất được hình thành do sự có mặt của tầng sinh phèn (Sulfidic Horizon), là tầng tích lũy vật liệu chứa phèn, tầng sét và tầng hữu cơ ngập nước, thường ở trạng thái yếm khí có chứa SO3 trên 1,7% (tương đương 0,75% S).
Đất phèn tiềm tàng có thể khai thác để trồng lúa, nuôi tôm…
Đất phèn hoạt động có khoảng 1,178 triệu ha, được hình thành do có tầng phèn là một dạng tầng B xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển từ đất phèn tiềm tàng, tập trung chủ yếu là khoảng Jarosit dưới dạng đốm, vệt vàng rơm; có pH thường dưới 3,5.
Tầng phèn thường được gọi là tầng Jarosit, là tầng chỉ thị cho đất phèn hoạt động.
Trên loại đất này trồng lúa với kinh nghiệm “ém phèn” tức là: “Cày nông bừa sục, giữ nước liên tục, tháo nước thường kỳ”.
Trong nghiên cứu về đặc điểm lân và các biện pháp nâng cao hiệu quả phân lân cho lúa trên đất phèn ĐBSCL, nhiều nhà khoa học đã kết luận lân là một yếu tố hạn chế hàng đầu trong các yếu tố dinh dưỡng đa lượng đối với lúa trên đất phèn.
Vì vậy mà liều lượng bón lân càng tăng thì năng suất càng cao, nhóm lân chậm tan có hiệu lực cao hơn nhóm lân dễ tan.
Yêu cầu sử dụng phân bón cho lúa trên đất phèn
Hiện nay, việc áp dụng quy trình kỹ thuật “Thâm canh tổng hợp” trong sản xuất lúa cao sản rất phổ biến, đặc biệt áp dụng tiến bộ kỹ thuật “3 giảm – 3 tăng” như là một giải pháp chính trong chỉ đạo sản xuất lúa ở ĐBSCL.
Vai trò của phân bón hết sức quan trọng trong thâm canh tăng năng suất lúa.
Trong 3 nguyên tố phân đa lượng N, P, K trong thâm canh lúa ở ĐBSCL thì phân N góp phần làm tăng năng suất khoảng 40-45%, phân lân góp phần khoảng 20-30% và phân kali góp phần khoảng 5-10%.
Cây lúa phản ứng rất tốt với phân đạm, tuy nhiên chúng phụ thuộc rất nhiều tới điều kiện thời tiết khí hậu và môi trường đất đai.
Đối với đất phèn ở vùng Tứ giác Long Xuyên, Tây Sông Hậu và Đồng Tháp Mười, phân đạm được khuyến cáo bón thấp hơn so với vùng phù sa.
Vụ đông xuân bón 80-100kg N/ha và vụ hè thu bón 60-80kg N/ha.
Ngoài hai vùng lúa chính này, một phần nhỏ diện tích lúa ở ven biển từ Long An đến Cà Mau chủ yếu trồng lúa mùa, lượng đạm khuyến cáo bón khoảng 30-50kg N/ha.
Phân lân được khuyến cáo bón trong khoảng 40-80kg P2O5/ha sẽ cho năng suất cao và hiệu quả đầu tư cao.
Bón thấp hơn mức này năng suất sẽ bị ảnh hưởng và làm giảm hiệu quả phân đạm.
Bón cao hơn, năng suất cũng không tăng thêm.
Tùy theo đất, lân cho lúa được khuyến cáo bón khác nhau.
Đối với đất phèn lượng bón khoảng 60-80kg P2O5/ha.
Lân được khuyến cáo bón lót trước khi sạ nếu là phân lân khó tan như lân nung chảy, và bón thúc khoảng 7-10 ngày sau sạ (NSS) nếu là phân dễ tan như DAP, lân supe.
Trên đất phèn, do độc tố sắt, nhôm cao cho nên phân lân còn được khuyến cáo bón thêm một lần tiếp theo vào khoảng 25 NSS.
Nhu cầu phân lân trong vụ hè thu thường cao hơn vụ đông xuân, vì đầu vụ hè thu nắng nóng và khô hạn, lân bị cố định cho nên lân dễ tiêu trong đất rất thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu của cây.
Ngược lại, trong vụ đông xuân đầu vụ đất ngập nước suốt 3 tháng trước khi vào vụ, lân dễ tiêu được phóng thích nhiều trong điều kiện ngập nước cho nên cung cấp được nhiều hơn.
Nhu cầu lân từ đầu vụ là rất lớn, thiếu lân hoặc bón trễ, cây phát triển chậm và làm giảm năng suất.
Vì vậy, trong vụ hè thu phải bón nhiều lân hơn và bón sớm để cung cấp đủ nhu cầu của cây.
Hiệu lực của kali đối với lúa ở ĐBSCL thể hiện không rõ.
Hiện nay kali được khuyến cáo bón ở liều lượng 30-50kg K2O/ha. Ở liều lượng này chỉ mới đáp ứng duy trì hàm lượng kali trong đất.
Sử dụng phân lân nung chảy Lâm Thao cho lúa trên đất phèn vùng ĐBSCL
Với lợi thế là đơn vị duy nhất ở Việt Nam sản xuất được cả supe lân và lân nung chảy, đồng thời sử dụng phối hợp cả hai loại phân lân này để sản xuất phân hỗn hợp NPK-S Lâm Thao nên phân bón NPK-S Lâm Thao không những phù hợp với các vùng đất trung tính mà còn phù hợp và cải tạo các vùng đất chua, đất phèn, đất chiêm trũng tại các tỉnh như Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa và các tỉnh ĐBSCL.
Để đáp ứng đầy đủ, cân đối nhu cầu dinh dưỡng của các loại cây trồng ở từng thời kỳ sinh trưởng trên từng vùng đất khác nhau, bà con cần bón phân đúng liều lượng, tỷ lệ và thời kỳ bón phân lân nung chảy và phân hỗn hợp NPK-S Lâm Thao cho lúa (xem bảng ở trên).
Bón phân phải phù hợp với nhu cầu của cây trồng
Tại sao Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao lại sản xuất nhiều chủng loại phân bón như vậy?
Nguyễn Thanh Hiền (Hiệp Hòa, Bắc Giang)
Công ty Lâm Thao trả lời:
Chúng ta biết rằng mỗi loại cây trồng trên các loại đất khác nhau có nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau, ví dụ: Cây rau cần nhiều đạm hơn cây lấy gỗ.
Tùy theo giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng, nó cần các dinh dưỡng với liều lượng và tỷ lệ khác nhau.
Như giai đoạn đầu cây trồng cần lân để phát triển bộ rễ, tăng khả năng chống chịu điều kiện thời tiết khắc nghiệt, như chống rét cho cây.
Giai đoạn sau cây cần đạm để phát triển thân, lá, kích thích sự đẻ nhánh, phân cành làm tăng sinh khối.
Cây trồng cần kali để tăng cường sự vận chuyển các chất dinh dưỡng nhằm tổng hợp từ lá về quả, củ, hạt làm to củ, chắc hạt, sáng vỏ.
Kali làm tăng cường liên kết trong cây làm cứng cây, đanh dảnh, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh.
Đất nước ta có rất nhiều vùng đất với những đặc điểm thổ nhưỡng khác nhau như đất phù sa, đất bạc màu, đất chua phèn, đất đỏ bazan, đất pheralit… Các loại đất với tính chất khác nhau dẫn đến cơ cấu cây trồng khác nhau.
Ông cha ta có câu: “Đất nào cây đấy, cây nào phân đấy”.
Để đáp ứng đầy đủ, cân đối nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây trồng, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển, từng vùng đất khác nhau, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón.
Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã sản xuất nhiều chủng loại phân bón khác nhau như: Supe lân, lân nung chảy, NPK-S các loại phục vụ cho quá trình bón lót, bón thúc và chuyên dùng.
Hiện nay, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao là đơn vị duy nhất ở Việt Nam sản xuất được cả supe lân và lân nung chảy.
Có thể bạn quan tâm
Nỗi ám ảnh về giống Trung Quốc của bà con nông dân Quảng Nam ngày càng lớn sau câu chuyện cây ớt chết hàng loạt ở Duy Xuyên, Đại Lộc…
Nông dân huyện Chợ Mới (An Giang) đang thu hoạch rộ và trúng mùa trái sơ ri. Đây là loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, đầu ra ổn định.
Những ngày này, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang cố gắng mở rộng diện tích mãng cầu ta trong toàn tỉnh lên vài ngàn ha thay vì 2.000 ha như hiện nay. Người dân được khuyến khích thâm canh mãng cầu qua việc Trung tâm Khuyến nông của tỉnh giúp nông dân thực hiện những khu vườn mãng cầu thí điểm mà năng suất đạt 7 tấn trái/vụ, với giá bán tùy theo loại, từ 12 - 32 ngàn đồng/kg. Ước tính người trồng mãng cầu thu lãi trên 100 triệu đồng/ha/vụ.
Đây là ý kiến của ĐBQH Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) tại phiên thảo luận tình hình kinh tế xã hội 2013 về vấn đề phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM hiện nay. NTNN xin trích đăng một phần ý kiến của đại biểu Thúy.
Mỗi năm huyện Giá Rai có hơn 2.000 nông dân sản xuất giỏi các cấp. Nhiều hộ nhờ cần cù, chịu khó, áp dụng khoa học - kỹ thuật trong quá trình sản xuất, chăn nuôi và thực hiện tốt chủ trương đa cây, đa con, nên đã trở thành giàu có. Ông Nguyễn Văn Hiền ở ấp 10A (xã Tân Phong) là một điển hình.