Toàn tỉnh Khánh Hòa sẽ phát triển đàn chim yến nuôi gần 1,4 triệu con

Các giải pháp để phát triển đàn chim yến gồm: Tăng cường quản lý nuôi chim yến, thực hiện đăng ký nuôi chim yến theo Thông tư 35 (năm 2013) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thực hiện kiểm soát chặt chẽ đánh giá tác động môi trường; tăng cường các biện pháp truy xuất nguồn gốc; xây dựng và bảo vệ thương hiệu yến sào Khánh Hòa; phát triển thị trường nội địa và xuất khẩu, gắn đổi mới công nghệ, tăng sức cạnh tranh của thương hiệu yến sào Khánh Hòa; vốn ngân sách tập trung thực hiện công tác quy hoạch, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nghiên cứu khoa học.
Đồng thời xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia đối với chim yến đảo, đào tạo nhân lực nghề nuôi yến, quản lý an toàn vệ sinh nhà yến; vốn tín dụng trung và dài hạn xây dựng cơ sở nuôi yến, hạ tầng vùng nuôi, làng nghề. Mặt khác, tăng cường nghiên cứu khoa học, trước mắt tập trung vào thiết bị sử dụng trong nghề nuôi, ấp nở nhân tạo, di đàn, phòng, chống dịch bệnh, công nghệ tạo nguồn, bảo quản, chế biến thức ăn; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả...
Related news

Sáng 15/6, Phòng NN-PTNT huyện Sơn Hòa phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh và Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Đồng Xuân tổ chức tập huấn phòng trừ bệnh nhện đỏ, chổi rồng và rệp sáp hồng trên cây sắn cho 65 học viên là cán bộ và người dân các xã Sơn Hội, Sơn Long, Sơn Định, Sơn Xuân, Cà Lúi, Phước Tân.

Nếu như ở nhiều nơi để thu hút thiên địch, nông dân thường áp dụng trồng hoa trên bờ mẫu, thì một số nông dân thuộc tổ hợp tác sản xuất ấp 7, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy tận dụng đất bờ bao để trồng dưa hấu vừa có lợi về môi trường, vừa cho hiệu quả về kinh tế.

Trước đây mỗi lần nhắc đến Thanh Tiến, một thôn Công giáo toàn tòng nằm bên phía bắc bờ con sông Gianh, thuộc xã Tiến Hoá, huyện Tuyên Hoá, người ta lại nghĩ ngay đến một vùng quê nghèo vốn sinh sống chủ yếu bằng các nghề khai thác vật liệu xây dựng.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát vừa có công điện khẩn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tai xanh ở lợn.

Thời gian gần đây, nhiều hộ dân sống dọc theo quốc lộ 80 thuộc 2 huyện Lai Vung và Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp chuyên làm nghề trồng ấu. Hiệu quả sau một vụ trồng thường cao gấp 2, 3 lần so với vụ lúa Hè thu của năm đó. Anh Bùi Văn Thương ở xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò là một trong những người trồng ấu lâu năm và luôn đạt hiệu quả cao nhất vùng.