Tọa đàm doanh nghiệp với nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Sau khi tiếp nhận ý kiến từ các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), Sở Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương và Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh tiến hành đối thoại.
Giải đáp trực tiếp những vướng mắc, khó khăn trong quá trình hoạt động xung quanh các vấn đề như: giải ngân nguồn vốn; vệ sinh môi trường; giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp;
Nguồn cung ứng nước tưới tiêu phục vụ cho công tác thâm canh; quy hoạch vùng để sản xuất và phát triển giống mới nhằm nâng cao chất lượng giống, kêu gọi đầu tư và hỗ trợ từ các nguồn trong và ngoài tỉnh, đặc biệt tỉnh cần có ý kiến để ngân hàng linh hoạt hơn trong việc xét hồ sơ vay vốn của DN, HTX… nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn một cách có hiệu quả và bền vững.
Ngoài ra, một số phương thức, cách làm mới đã được các DN, HTX đề xuất nhằm hạn chế sức người, sức của và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tại buổi tọa đàm, bà Nguyễn Thị Nữ Y, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh đánh giá cao cách làm hay, hiệu quả của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh qua việc đối thoại trực tiếp.
Các nội dung trao đổi tại buổi tọa đàm nhận được sự đồng tình của hầu hết các DN, HTX, đồng thời là kim chỉ nam giúp các doanh nghiệp, HTX xác định được rõ hơn các hướng để phát triển hiệu quả và lâu dài.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù thời gian “định cư” ở Ninh Thuận chưa lâu nhưng cây táo xanh đã nhanh chóng trở thành một trong những cây trồng chủ lực của địa phương. Táo Ninh Thuận đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu tập thể. Tuy vậy, đầu ra bấp bênh và phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường là thực tế khiến nhiều nông dân lo lắng.

Ngày 4/12, ông Vương Hưng Tuân cán bộ khuyến nông xã Hiệp An, huyện Đức Trọng cho biết, nông dân trong xã đã trồng được 380ha hoa lay-ơn, trong đó có 245ha dự tính sẽ nở vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi.

Trong số các công ty cổ phần chuyển đổi hình thức hoạt động từ Doanh nghiệp Nhà nước sang thì Công ty Cổ phần chè Hùng An nổi lên trên địa bàn huyện Bắc Quang và trong tỉnh với những năng lực vượt lên trong khó khăn của việc cạnh tranh thương hiệu, thị trường, giữ vững ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện tốt các nghĩa vụ, chế độ chính sách với Nhà nước, người lao động (NLĐ).

Ngày 3/12/2009, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Kết luận số 61-KL/TW về thực hiện Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020”. Tháng 9/2011, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng ban hành Kết luận 76 để chỉ đạo thực hiện… Kết quả thực hiện Đề án đã góp phần nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Lâm Đồng trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Theo chân anh Dũng - cán bộ xã Mậu Duệ (yên Minh), chúng tôi vượt qua gần 5km đường núi quanh co với độ dốc lớn từ trung tâm xã đến Khâu Piai, một thôn vùng cao của xã Mậu Duệ. Những năm gần đây, nhờ sự chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, năng suất lúa, ngô đã tăng đáng kể; sản lượng lương thực ngày một cao, đời sống của người dân cũng đỡ vất vả hơn.