Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kinh Nghiệm Bảo Vệ Đàn Gia Súc Trong Mùa Đông Ở Quản Bạ (Hà Giang)

Kinh Nghiệm Bảo Vệ Đàn Gia Súc Trong Mùa Đông Ở Quản Bạ (Hà Giang)
Ngày đăng: 08/12/2014

Mới chớm mùa Đông, nhiều nơi trên địa bàn huyện Quản Bạ có nhiệt độ lạnh về đêm, thường xuyên có sương muối dày đặc vào buổi sáng, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất; trong đo, việc bảo vệ đàn trâu, bò luôn là mối quan tâm của đồng bào nơi đây. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống rét cho đàn gia súc và vật nuôi.

Bước vào đầu mùa rét này, các phòng chức năng của huyện chủ động tuyên truyền cho người dân tăng cường phòng, chống rét cho gia súc, gia cầm bằng nhiều biện pháp như: Nhốt gia súc của trong chuồng để bảo vệ, che chắn kín quanh chuồng; dự trữ nguồn thức ăn, cung cấp đủ và bổ sung thức ăn dinh dưỡng; tăng cường thức ăn xanh để vật nuôi có đủ sức chống chịu với thời tiết; theo dõi thường xuyên sức khoẻ của đàn gia súc; nuôi nhốt và không thả rông trâu, bò trong những ngày thời tiết khắc nghiệt.

Một số hộ dân đã biết cách cải tạo nền chuồng để giữ ấm, thường xuyên giữ khô ráo, sạch sẽ, dự trữ củi khô làm chất đốt trong những ngày rét để sưởi ấm cho gia súc.

Khi nhiệt độ dưới 120c thì nuôi nhốt và cung cấp thức ăn tại chuồng. So với những năm trước, năm nay ý thức chống rét, đói cho gia súc của người dân trên địa bàn huyện đã thay đổi; Nhiều hộ đã chủ động thu gom, tích trữ rơm từ vụ Mùa, trồng thêm cỏ làm thức ăn cho gia súc đề phòng rét đậm, hệ thống chuồng trại được gia cố, che chắn kỹ hơn, dần hình thành “thói quen” chống đói, chống rét cho gia súc.

Bà Lương Thị Hội, thôn Bảo An, thị trấn Tam Sơn tâm sự: “Gần đây, bà con đã làm nhà chứa rơm để tích trữ làm thức ăn cho đàn gia súc vào mùa Đông. Ở đây, bà con thường làm cây rơm để dự trữ nhưng do vào mùa Đông, mưa nhiều, ẩm ướt nên rơm thường hay bị ẩm mốc, hư hỏng; nên nhà nào có điều kiện cũng làm nhà chứa rơm.

Cách làm này khá tốn kém nhưng hiệu quả, nhà chứa rơm của gia đình làm được 2 năm, tốn gần 3 triệu đồng nhưng rơm khô, không bị mốc, để được lâu hơn”...

Qua trao đổi, ông Phạm Ngọc Pha, Trưởng phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Quản Bạ cho biết: Với tổng đàn gia súc hiện nay trên 18.169, trong đó đàn trâu 6.840 con, bò 11.329 con, ngựa 632 con; huyện rất coi trọng vấn đề bảo toàn số lượng, đảm bảo mọi điều kiện để đàn gia súc sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Quản Bạ là một trong những xã có đàn gia súc lớn ở huyện với trên 1.000 con trâu, bò; thành công nhất là trong hai năm trở lại đây, xã không có trâu, bò bị chết rét, bởi người dân luôn nêu cao ý thức trong lĩnh vực này. Các hộ chăn nuôi gia súc ở các thôn đều đầu tư chuồng trại và che chắn gió cẩn thận khi đêm xuống.

Gia đình ông Lý Quốc Chánh, thôn Nặm Đăm có 6 con bò, mỗi khi bước vào mùa Đông giá rét, ông luôn chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện để cho đàn bò của mình không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại gây ra. Sau khi thu hoạch diện tích lúa vụ Mùa, toàn bộ lượng rơm đã được gia đình phơi khô để làm thức ăn dự trữ.

Ông Chánh cho biết: “Ngoài chuồng trại được giữ ấm, gia đình còn trồng 0,2 ha cỏ voi, tích trữ rơm rạ sau khi gặt. Nhiều hộ trong thôn nuôi trâu, bò nhiều không chỉ tận dụng rơm, rạ trong ruộng mà còn đi mua thêm rơm rạ ở các ruộng khác về dự trữ. Bên cạnh việc cho ăn cỏ tự nhiên còn bổ sung thức ăn hỗn hợp gồm rơm khô băm nhỏ, cây chuối thái mỏng trộn lẫn cháo cám, cháo ngô, muối để vật nuôi được bảo đảm nguồn dinh dưỡng”.

Với sự chủ động tích cực của các cấp, các ngành cùng những thay đổi trong tập quán chăn nuôi của bà con, tin rằng trong thời tiết khắc nghiệt của mùa Đông vùng cao sắp tới, những “đầu cơ nghiệp” sẽ an toàn, béo khỏe bởi những chủ nhân đầy trách nhiệm, góp phần duy trì và tăng tổng đàn, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Nguồn bài viết: http://www.baohagiang.vn/?lang=V&func=newsdetail&newsid=32669&CatID=150&MN=26


Có thể bạn quan tâm

Giới thiệu địa điểm đầu tư xây dựng Khu nuôi tôm công nghệ cao tại Phù Cát Giới thiệu địa điểm đầu tư xây dựng Khu nuôi tôm công nghệ cao tại Phù Cát

UBND tỉnh đã có văn bản số 5580/UBND-KTN đồng ý giới thiệu địa điểm để Công ty TNHH Thành Ly chuẩn bị đầu tư xây dựng Khu nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ cao tại xã Cát Thành và xã Cát Hải (huyện Phù Cát) với diện tích trên 480 ngàn m2.

26/11/2015
Vĩnh Thạnh dồn sức xây dựng nông thôn mới Vĩnh Thạnh dồn sức xây dựng nông thôn mới

Trong 5 năm qua, huyện Vĩnh Thạnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM);

26/11/2015
Phần lớn các HTX sản xuất kinh doanh ổn định Phần lớn các HTX sản xuất kinh doanh ổn định

Đó là đánh giá của Liên minh HTX tỉnh tại Hội nghị tổng kết hoạt động HTX năm 2015 do Liên minh HTX tỉnh tổ chức ngày 24.11 tại TP Quy Nhơn.

26/11/2015
Hơn 14.500 tỷ đồng xây dựng 6 trung tâm nghề cá lớn trong cả nước Hơn 14.500 tỷ đồng xây dựng 6 trung tâm nghề cá lớn trong cả nước

Sẽ có 6 trung tâm nghề cá lớn được đầu tư xây dựng trong giai đoạn 2016-2020 tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang. Tổng mức vốn đầu tư các trung tâm nghề cá này dự kiến khoảng 14.595 tỷ đồng.

26/11/2015
Tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng làm gì để phòng, chống có hiệu quả Tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng làm gì để phòng, chống có hiệu quả

Những năm gần đây, việc sản xuất, kinh doanh (SXKD) phân bón giả, kém chất lượng trên địa bàn tỉnh ta diễn biến khá phức tạp. Để ngăn chặn có hiệu quả, cần có các giải pháp đồng bộ và quyết liệt hơn.

26/11/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.