Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tổ Hợp Tác Trồng Rau An Toàn Ở Nam Đà

Tổ Hợp Tác Trồng Rau An Toàn Ở Nam Đà
Ngày đăng: 14/10/2014

Được thành lập từ năm 2012, đến nay, Tổ hợp tác trồng rau an toàn ở xã Nam Đà (Krông Nô) đã tập hợp được 10 thành viên tham gia, cùng nhau sản xuất, với diện tích tổng cộng 1 ha.

Theo đó, hàng tháng, tổ thường nhóm họp để thông báo tình hình sản xuất rau trong thời gian qua, hướng trồng rau trong thời gian tới, rồi cùng bàn bạc, thảo luận tìm các loại giống rau thích hợp với thời tiết, mùa vụ.

Cùng với đó, tổ trưởng cũng lồng ghép giới thiệu cho các thành viên về những kiến thức khoa học kỹ thuật hay mô hình trồng rau mới để học tập.

Theo ông Đinh Xuân Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Đà thì Tổ hợp tác trồng rau an toàn là nơi để các hộ chuyên trồng rau ở địa bàn xã có dịp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cũng như học hỏi kỹ thuật chăm sóc, nâng cao chất lượng và sản lượng rau.

Nếu như trước đây, việc trồng rau chỉ mang tính chất hộ gia đình, đơn lẻ, theo kiểu thích rau gì trồng rau nấy thì từ khi có tổ hợp tác lại khác. Mỗi dịp họp, các thành viên lại định hướng cho nhau hộ nào trồng rau gì để tránh trồng ồ ạt và khó tiêu thụ. Hơn nữa, vào tập thể thì khi có khó khăn nào đó, các hộ lại cùng nhau tháo gỡ.

Đơn cử như trường hợp gia đình ông Nguyễn Văn Chung ở thôn Nam Sơn, năm 2010, đã bắt đầu nghề trồng rau với các loại như xà lách, rau thơm, cải… với diện tích 600m2.

Thế rồi, thông qua việc sinh hoạt trong tổ cũng như các đợt tập huấn khoa học kỹ thuật, đầu năm 2014, gia đình ông đã chủ động chuyển sang trồng rau trong nhà lưới, lắp đặt hệ thống tưới phun sương cho vườn rau. Với việc sử dụng nhà lưới này, vườn rau có thể hạn chế được côn trùng phá hoại và trồng được những loại rau trái vụ để nâng cao thu nhập.

Ông Chung cho biết: “Tham gia sinh hoạt trong tổ, chúng tôi luôn được chia sẻ kinh nghiệm cho nhau để việc sản xuất rau luôn được suôn sẻ. Hơn nữa, chúng tôi còn có thể cùng nhau luân phiên thay đổi giống theo từng gia đình, từng mùa vụ để tránh tình trạng cùng trồng một loại rau dẫn đến khó tiêu thụ và tạo sự đa dạng trong sản xuất rau, đáp ứng nhu cầu của thị trường”.

Tương tự, gia đình ông Lại Quốc Hoàng ở thôn Nam Thuận, qua sinh hoạt tổ, ông đã mạnh dạn đầu tư xây dựng 350m2 nhà lưới để trồng rau theo hướng an toàn, tăng hiệu quả. Ngoài ra, ông còn trồng thêm các loại hoa như ly, cát tường, cúc, đồng tiền…để bán vào các dịp lễ, tết.

Ông Hoàng cho biết: “Vào tổ hợp tác, chúng tôi có dịp cùng nhau giải đáp những thắc mắc liên quan đến trồng rau, nhất là chia sẻ kinh nghiệm phòng trừ sâu bệnh, hạn chế thấp nhất việc sử dụng hóa chất trong chăm sóc để không ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe người tiêu dùng”.

Điều đáng mừng, ngoài việc chia sẻ kinh nghiệm, các thành viên trong tổ còn đóng góp tiền để giúp đỡ những hộ khó khăn vay, đến nay, số vốn của tổ đã lên đến 20 triệu đồng. Đặc biệt, hiện nay, với sức tiêu thụ rau trên thị trường, tổ hợp tác không lo về “đầu ra” của sản phẩm, hễ hộ nào có rau đều có thương lái đến mua tận vườn để đưa đi tiêu thụ khắp nơi.

Tuy nhiên, để tránh tình trạng như một số địa phương khác sản xuất rau ồ ạt, không có thị trường tiêu thụ, tổ hợp tác luôn khuyến cáo các thành viên không mở rộng diện tích mà chú trọng vào việc chăm sóc, quay vòng mùa nào thức ấy để luôn có thu nhập cao, sống được với nghề trồng rau.


Có thể bạn quan tâm

Trong Tháng 1/2015 Vinamilk Thu Mua Sữa Tươi Nguyên Liệu Của Nông Dân Tăng 22% Trong Tháng 1/2015 Vinamilk Thu Mua Sữa Tươi Nguyên Liệu Của Nông Dân Tăng 22%

Trong năm 2014, Vinamilk cũng đã thu mua hơn 183 triệu kg sữa, tăng 17,12% so với năm 2013. Riêng khu vực phía Bắc, Vinamilk thu mua gần 22 triệu kg sữa (mua từ hộ nông dân 14,7 triệu kg), tăng 50,1% sản lượng và 58,6% giá trị. Trong cả nước, lượng sữa nguyên liệu Vinamilk thu mua của nông dân chiếm hơn 60%.

06/02/2015
Lào Cai Tránh Rét Cho “Đầu Cơ Nghiệp” Lào Cai Tránh Rét Cho “Đầu Cơ Nghiệp”

Dù đã áp dụng các biện pháp như dự trữ thức ăn, che chắn chuồng trại để phòng, chống đói, rét cho gia súc nhưng do rét đậm, rét hại kéo dài kèm theo mưa tuyết nên nguy cơ đàn gia súc chết rét vẫn hiện hữu. Đó là lý do để bà con các thôn, bản vùng cao của huyện Sa Pa (Lào Cai) đưa trâu xuống các xã vùng thấp tránh rét.

06/02/2015
Tiên Yên (Quảng Ninh) Mở Điểm Bán Gà Thương Hiệu Tiên Yên Phục Vụ Tết Tiên Yên (Quảng Ninh) Mở Điểm Bán Gà Thương Hiệu Tiên Yên Phục Vụ Tết

Không hẹn trước nhưng thật may mắn, trong chuyến công tác mới đây nhất của chúng tôi tại huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã được “mục sở thị” đồng chí Chủ tịch UBND huyện Vũ Văn Diện “lăn lộn” với cơ sở. Nếu một người lần đầu đến Tiên Yên mà chỉ nhìn cách đồng chí Chủ tịch huyện “xắn tay áo” cùng với cán bộ huyện lo tìm đầu ra cho “món” thương hiệu gà Tiên Yên sẽ chẳng ai nghĩ đó là một trong những lãnh đạo đứng đầu huyện.

06/02/2015
Mô Hình Nuôi Dê Cho Thu Nhập Khá Mô Hình Nuôi Dê Cho Thu Nhập Khá

Thời gian gần đây, một vài hộ dân ở huyện Vị Thủy (Hậu Giang) mạnh dạn đầu tư vốn, thực hiện mô hình chăn nuôi dê, bước đầu cho thu nhập khá từ việc bán dê giống và dê thịt. Mặc dù số vốn đầu tư ban đầu khá lớn, với mỗi con dê trưởng thành có giá hơn 3 triệu đồng, quy mô nuôi 4 dê cái và 1 con dê đực là gần 20 triệu đồng.

06/02/2015
Bầu Đức Chính Thức Tung Thịt Bò Úc Ra Thị Trường Bầu Đức Chính Thức Tung Thịt Bò Úc Ra Thị Trường

Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, cho biết bò nhập từ Úc về có trọng lượng khoảng 200 – 250 kg/con, được tiếp tục nuôi khoảng 6 tháng lên 500 – 550 kg mới xuất chuồng, bán cho Vissan và một số đơn vị giết mổ khác, trong đó, Vissan là ưu tiên hàng đầu.

06/02/2015