Báo động tình trạng cây mãng cầu xiêm chết sớm tại Tiền Giang
Cụ thể, cây mãng cầu ở giai đoạn 5 - 6 năm tuổi thì đột nhiên khô lá, khô cành và chết dần. Chỉ riêng tại xã Tân Phú, huyện Tân Phú Đông đã có đến 20% diện tích cây đặc sản này bị chết sớm.
Theo ngành chuyên môn, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhà vườn thấy giá trái mãng cầu tăng cao đã dùng mọi biện pháp xử lý cho cây ra hoa theo ý muốn; để quá nhiều trái làm gánh nặng cho cây. Đồng thời nhà vườn sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và lấy nước mặn vào mương vườn làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của cây.
Huyện Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang) có diện tích gần 700 ha mãng cầu xiêm, đứng đầu vùng ĐBSCL. Mấy năm gần đây, giá trái mãng cầu ở mức cao nên nhà vườn thu lãi gần 300 triệu đồng/ha/năm. Do đó, ngành chuyên môn đã và đang khuyến cáo, hướng dẫn nhà vườn khắc phục tình trạng cây chết sớm, bảo vệ thành quả của người sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp-Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang) cho biết: “Chúng tôi khuyến khích dân nên sử dụng phân hữu cơ vi sinh, có một số nấm đối kháng để ngăn lại các loại nấm tấn công bộ rễ. Về kỹ thuật canh tác, đề nghị bà con không để trái quá nhiều làm cho cây suy kiệt. Khuyến cáo cho bà con sử dụng các loại phân bón qua lá để cầm cự trong thời gian nắng hạn như hiện nay. Chúng tôi cũng kịp thời đưa nước ngọt để cho cây mãng cầu vượt qua lúc khô hạn”.
Có thể bạn quan tâm
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt tại hội thảo “Bài học kinh nghiệm tại Bến Tre và các giải pháp phát triển ca cao bền vững cho khu vực ĐBSCL” vừa tổ chức tại tỉnh Bến Tre…
Theo ông Trần Tự, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), toàn thị xã hiện có khoảng 1.700ha mía bị bệnh trắng lá, tăng mạnh so với năm ngoái, tỷ lệ phổ biến 5% - 10%, có nơi trên 50% và đang lan rộng.
Các cơ sở chế biến chủ yếu phát triển theo kiểu tự phát, chỉ mới dừng lại ở công đoạn sơ chế, nên hiệu quả không cao. Mặt khác, trong quy trình sản xuất chưa xử lý tốt nước thải, ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản quanh vùng. Để nghề chế biến mang lại hiệu quả kinh tế, việc áp dụng quy trình chế biến là điều cần thiết.
Tại Bến Tre, Ban Quản lý Dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam” vừa tổ chức Hội thảo “Bài học kinh nghiệm tại Bến Tre và các giải pháp phát triển ca cao bền vững cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”.
Mặc dù đã có nhiều doanh nghiệp (DN) sản xuất thực phẩm sạch, đảm bảo ATTP nhưng việc tiêu thụ lại không dễ ngay cả khi người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để có được những sản phẩm này.