Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tổ Hợp Tác Trồng Rau An Toàn Ở Nam Đà

Tổ Hợp Tác Trồng Rau An Toàn Ở Nam Đà
Publish date: Tuesday. October 14th, 2014

Được thành lập từ năm 2012, đến nay, Tổ hợp tác trồng rau an toàn ở xã Nam Đà (Krông Nô) đã tập hợp được 10 thành viên tham gia, cùng nhau sản xuất, với diện tích tổng cộng 1 ha.

Theo đó, hàng tháng, tổ thường nhóm họp để thông báo tình hình sản xuất rau trong thời gian qua, hướng trồng rau trong thời gian tới, rồi cùng bàn bạc, thảo luận tìm các loại giống rau thích hợp với thời tiết, mùa vụ.

Cùng với đó, tổ trưởng cũng lồng ghép giới thiệu cho các thành viên về những kiến thức khoa học kỹ thuật hay mô hình trồng rau mới để học tập.

Theo ông Đinh Xuân Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Đà thì Tổ hợp tác trồng rau an toàn là nơi để các hộ chuyên trồng rau ở địa bàn xã có dịp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cũng như học hỏi kỹ thuật chăm sóc, nâng cao chất lượng và sản lượng rau.

Nếu như trước đây, việc trồng rau chỉ mang tính chất hộ gia đình, đơn lẻ, theo kiểu thích rau gì trồng rau nấy thì từ khi có tổ hợp tác lại khác. Mỗi dịp họp, các thành viên lại định hướng cho nhau hộ nào trồng rau gì để tránh trồng ồ ạt và khó tiêu thụ. Hơn nữa, vào tập thể thì khi có khó khăn nào đó, các hộ lại cùng nhau tháo gỡ.

Đơn cử như trường hợp gia đình ông Nguyễn Văn Chung ở thôn Nam Sơn, năm 2010, đã bắt đầu nghề trồng rau với các loại như xà lách, rau thơm, cải… với diện tích 600m2.

Thế rồi, thông qua việc sinh hoạt trong tổ cũng như các đợt tập huấn khoa học kỹ thuật, đầu năm 2014, gia đình ông đã chủ động chuyển sang trồng rau trong nhà lưới, lắp đặt hệ thống tưới phun sương cho vườn rau. Với việc sử dụng nhà lưới này, vườn rau có thể hạn chế được côn trùng phá hoại và trồng được những loại rau trái vụ để nâng cao thu nhập.

Ông Chung cho biết: “Tham gia sinh hoạt trong tổ, chúng tôi luôn được chia sẻ kinh nghiệm cho nhau để việc sản xuất rau luôn được suôn sẻ. Hơn nữa, chúng tôi còn có thể cùng nhau luân phiên thay đổi giống theo từng gia đình, từng mùa vụ để tránh tình trạng cùng trồng một loại rau dẫn đến khó tiêu thụ và tạo sự đa dạng trong sản xuất rau, đáp ứng nhu cầu của thị trường”.

Tương tự, gia đình ông Lại Quốc Hoàng ở thôn Nam Thuận, qua sinh hoạt tổ, ông đã mạnh dạn đầu tư xây dựng 350m2 nhà lưới để trồng rau theo hướng an toàn, tăng hiệu quả. Ngoài ra, ông còn trồng thêm các loại hoa như ly, cát tường, cúc, đồng tiền…để bán vào các dịp lễ, tết.

Ông Hoàng cho biết: “Vào tổ hợp tác, chúng tôi có dịp cùng nhau giải đáp những thắc mắc liên quan đến trồng rau, nhất là chia sẻ kinh nghiệm phòng trừ sâu bệnh, hạn chế thấp nhất việc sử dụng hóa chất trong chăm sóc để không ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe người tiêu dùng”.

Điều đáng mừng, ngoài việc chia sẻ kinh nghiệm, các thành viên trong tổ còn đóng góp tiền để giúp đỡ những hộ khó khăn vay, đến nay, số vốn của tổ đã lên đến 20 triệu đồng. Đặc biệt, hiện nay, với sức tiêu thụ rau trên thị trường, tổ hợp tác không lo về “đầu ra” của sản phẩm, hễ hộ nào có rau đều có thương lái đến mua tận vườn để đưa đi tiêu thụ khắp nơi.

Tuy nhiên, để tránh tình trạng như một số địa phương khác sản xuất rau ồ ạt, không có thị trường tiêu thụ, tổ hợp tác luôn khuyến cáo các thành viên không mở rộng diện tích mà chú trọng vào việc chăm sóc, quay vòng mùa nào thức ấy để luôn có thu nhập cao, sống được với nghề trồng rau.


Related news

Điêu Đứng Vì Cây Điêu Đứng Vì Cây "Trinh Nữ Hoàng Cung" Không Tiêu Thụ Được

Được coi là một loại cây dược liệu quý, cây trinh nữ hoàng cung đã được một số hộ dân ở xã Nhơn Sơn (Ninh Sơn, Ninh Thuận) trồng theo hướng thâm canh, thu lá và hoa phơi khô để bán cho một số đầu mối thu mua, chế biến dược liệu. Nhưng từ khoảng một năm nay, do không tiêu thụ được nên người trồng điêu đứng.

Saturday. September 20th, 2014
Giá Mía Đầu Vụ Chỉ 700 - 800 Đồng/kg Giá Mía Đầu Vụ Chỉ 700 - 800 Đồng/kg

Đến nay, toàn tỉnh đã thu hoạch hơn 461ha mía, năng suất bình quân 100-115 tấn/ha, tập trung ở huyện Phụng Hiệp và TX.Ngã Bảy. Do giá đường trên thị trường đang ở mức thấp (12.000-12.100 đồng/kg) nên giá thu mua mía nguyên liệu đầu vụ không cao, nông dân có lợi nhuận ít nên không mấy phấn khởi.

Saturday. September 20th, 2014
Đồng Màu Gia Bình Tiêu Điều Sau Bão Đồng Màu Gia Bình Tiêu Điều Sau Bão

Những ruộng mía, vườn chuối trăm triệu là nguồn thu nhập trông đợi cả năm trời bỗng chốc đổ rạp cùng với nỗi lo đè nặng lên vai người nông dân Gia Bình (Bắc Ninh) sau cơn bão số 3. Thiệt hại bão gây ra cho sản xuất nông nghiệp của địa phương này là không nhỏ và những biện pháp khắc phục, cứu vớt tài sản đang được chính quyền và người dân Gia Bình khẩn trương thực hiện.

Saturday. September 20th, 2014
Yên Sơn (Tuyên Quang) Phát Triển Chăn Nuôi Thủy Sản Yên Sơn (Tuyên Quang) Phát Triển Chăn Nuôi Thủy Sản

Để phát triển kinh tế, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, mặt nước, nhân lực... góp phần tăng thu nhập cho người dân khu vực nông thôn, UBND huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương trên địa bàn tập trung mở rộng diện tích, đa dạng hình thức nuôi trồng thủy sản theo hướng phát triển bền vững.

Monday. September 22nd, 2014
Nuôi Cua Trong Ruộng Lúa Nuôi Cua Trong Ruộng Lúa

Phòng NN-PTNT huyện Tây Hòa (Phú Yên) phối hợp với Trung tâm Giống & kỹ thuật thủy sản của tỉnh triển khai dự án KH-CN “Xây dựng mô hình nuôi cua đồng trong ruộng lúa” do KS Nguyễn Dũng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện làm Chủ nhiệm.

Monday. September 22nd, 2014