Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tổ Hợp Tác Rau Sạch Thôn 4 Xã Tâm Thắng Nâng Cao Hiệu Quả Vùng Chuyên Canh

Tổ Hợp Tác Rau Sạch Thôn 4 Xã Tâm Thắng Nâng Cao Hiệu Quả Vùng Chuyên Canh
Ngày đăng: 14/06/2013

Tổ hợp tác rau sạch thôn 4 xã Tâm Thắng đã phát triển được gần 20 ha rau sạch với sự tham gia tích cực của 10 thành viên. Trong thời gian qua, cùng với việc áp dụng các tiến bộ KHKT, các thành viên trong tổ hợp tác đã chú trọng công tác áp dụng các loại giống cây mới phù hợp với nhu cầu của thị trường. Theo đó, tính đến nay tổ hợp tác đã trồng các loại rau như: dưa leo, mướp đắng, đậu cô ve, rau cải bắp…

Qua gần 3 năm sản xuất, mô hình bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tiêu biểu như gia đình anh Đinh Văn Quảng, với diện tích 3 sào vụ đông xuân vừa qua gia đình anh trồng cải bắp, cà rốt, đậu bắp đã thu về trên 40 triệu đồng. Anh Quảng cho biết, nếu so với các loại cây nông sản khác, thì trồng rau hiệu quả kinh tế cao hơn, vốn đầu tư ít, dễ trồng, dễ chăm sóc. Đặc biệt, nhờ làm ăn có hiệu quả nên đã 15 năm gia đình anh sống bằng nghề trồng rau này. Bình quân mỗi năm gia đình anh thu về trên 100 triệu đồng từ việc trồng rau.

Một điều đáng ghi nhận ở tổ hợp tác rau sạch ở thôn 4 xã Tâm Thắng là ngoài tạo việc làm thường xuyên, tổ hợp tác còn có tác dụng hướng bà con nông dân ở địa phương vào con đường hợp tác sản xuất để cùng phát triển. Đồng thời, thông qua mô hình hợp tác này đã giúp cho người nông dân có điều kiện áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; sản xuất những sản phẩm mà thị trường đang cần để có lợi nhuận cao.

Qua đó giúp người nông dân phát huy được tính chủ động, tham gia hoạch định kế hoạch sản xuất, theo quy chế, sản xuất theo hợp đồng hợp tác, học tập kinh nghiệm, liên kết thị trường để cùng có lợi. Theo đó, khi được tham gia vào tổ hợp tác thì ý thức cộng đồng trách nhiệm của các thành viên cũng được nâng lên, tinh thần tương trợ giúp đỡ nhau cũng được đề cao. Trong các cuộc họp lệ của tổ, mỗi thành viên góp vào từ 20.000 đồng đến 40.000 đồng để làm nguồn vốn giúp cho các tổ viên khó khăn có vốn đầu tư cho sản xuất.

Đến nay, tổ hợp tác sản xuất rau an toàn thôn 4 đã đóng góp vốn tích lũy giúp nhau gần 10 triệu đồng. Từ đồng vốn này, nhiều thành viên khó khăn đã được hỗ trợ để mua hạt giống, phân bón phục phục cho sản xuất. Được biết, để tạo điều kiện cho tổ hợp tác rau sạch thôn 4 hoạt động có hiệu quả, thông qua nguồn vốn giải quyết việc làm của hội nông dân tỉnh, thời gian qua, hội nông dân huyện đã giải ngân gần 200 triệu đồng cho các thành viên trong tổ hợp tác vay để đầu tư mua tư liệu, nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhìn chung, sau khi vay vốn, ngoài việc đầu tư mua các loại giống rau có chất lượng, hiệu quả phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, các thành viên trong tổ hợp tác rau sạch thôn 4 xã Tâm Thắng còn đầu tư mua các dụng cụ bơm, tưới nước, khoan giếng, mở rộng diện tích trồng rau…

Đồng thời, quy hoạch khu vực tạo phân bón hữu cơ sinh học nhằm sản xuất sau xanh phục vụ người tiêu dùng theo hướng an toàn, hiệu quả, tiết kiệm phân bón và hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu. Bên cạnh đó, trạm khuyến nông- khuyến ngư của huyện đã cử cán bộ khuyến nông xuống hướng dẫn khoa học kỹ thuật, cách trồng, chăm sóc rau có hiệu quả cho các thành viên trong tổ hợp tác áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng vườn rau. Nhờ vậy, đến nay 100% số gia đình thành viên trong tổ hợp tác có kinh tế ổn định, thu nhập bình quân từ 60 đến 100 triệu đồng/ năm.

Để tổ hợp tác sản xuất rau sạch ở thôn 4 phát triển đi lên, rất cần được sự quan tâm hỗ trợ tạo điều kiện được tiếp cận với các nguồn vốn từ các ngân hàng. Đồng thời, tăng cường hướng dẫn bà con nông dân áp dụng các tiến bộ KHKT trong sản xuất, hỗ trợ liên kết thị trường cũng như tổ chức tham quan cho đi học tập kinh nghiệm ở địa phương khác làm ăn hiệu quả về trồng rau an toàn. Có như vậy thì mô hình sản xuất rau hướng đến an toàn của người dân huyện Cư jút mới thực hiện được.


Có thể bạn quan tâm

Hạn Hại Thủy Sản Hạn Hại Thủy Sản

Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục NTTS Bình Định thở dài khi nhắc đến chuyện hạn hán: “Không có nước thì không thể nuôi cá. Trong khi đó hạn hán kéo dài đã vắt kiệt các hồ, ao, sông, suối… nên diện tích nuôi trồng thủy sản năm nay giảm mạnh”.

07/07/2014
Trồng Giảo Cổ Lam, Kim Tiền Thảo Trồng Giảo Cổ Lam, Kim Tiền Thảo

Cây giảo cổ lam được thâm canh dưới tán rừng trồng, với diện tích khoảng 0,6 ha ở 3 huyện miền núi nói trên, cho kết quả khả quan. Theo những người thực hiện đề tài, sau 6 tháng trồng, tỷ lệ cây sống từ 83 - 90%, chiều dài thân đạt từ 2,9 - 3,6 m, đã thu hoạch lần đầu trên 210 kg.

02/12/2014
Bến Tre Điều Chỉnh Qui Hoạch Nuôi Tôm Chân Trắng Bến Tre Điều Chỉnh Qui Hoạch Nuôi Tôm Chân Trắng

Tình trạng nuôi TCT tràn lan, trong vùng ngọt hóa ngày càng gia tăng, chưa có giải pháp ngăn chặn kịp thời. Để giải quyết bài toán khó này, UBND tỉnh Bến Tre vừa phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết nuôi TCT trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

07/07/2014
Gia Bình (Bắc Ninh) Trồng Thêm 8ha Măng Tây Xanh Gia Bình (Bắc Ninh) Trồng Thêm 8ha Măng Tây Xanh

Cùng với sự hỗ trợ về vốn, kiến thức khoa học kỹ thuật và bao tiêu đầu ra cho sản phẩm măng tây xanh, huyện Gia Bình tích cực tạo điều kiện mở rộng diện tích trồng khoai tây Atlantic, lúa nếp phu thê, dưa chuột bao tử xuất khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị thu nhập trên một diện tích canh tác, tiến tới hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

02/12/2014
Tam Nông (Đồng Tháp) Thủy Sản Nuôi Được Giá Tam Nông (Đồng Tháp) Thủy Sản Nuôi Được Giá

Theo đa số người nuôi cá lóc ở xã Phú Thọ, trong khi dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, thì sản phẩm thủy sản đang được người tiêu dùng quan tâm nên tiêu thụ dễ dàng, giá bán tăng. Với giá bán như hiện nay, trung bình 1 tấn cá lóc thương phẩm, người nuôi sẽ có lãi khoảng 7 triệu đồng.

07/07/2014