Huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) trên 200 hộ chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học
Theo tính toán của các hộ dân, việc sử dụng mô hình này phù hợp với điều kiện kinh tế của người nông dân, bởi chi phí đầu tư thấp, lại có thể tận dụng các nguyên liệu sẵn có như vỏ lạc, trấu, mùn cưa và một lượng men vi sinh cần thiết. Thời gian sử dụng mô hình duy trì trong 2 năm, nếu người chăn nuôi bảo dưỡng tốt có thể duy trì sử dụng được từ 4 đến 5 năm.
Không chỉ lợi ích về kinh tế mà đệm lót sinh học trong chăn nuôi còn có tác dụng tích cực trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, không có mùi hôi thối của chất thải, ấm cho lợn vào mùa đông, lợn ít nhiễm bệnh, giảm công chăm sóc và dọn chuồng hàng ngày, bảo vệ sức khỏe người chăn nuôi và cộng đồng. Hiện nay, huyện Thiệu Hóa đang tích cực nhân rộng mô hình trên địa bàn, phấn đấu có trên 80% hộ chăn nuôi sử dụng mô hình.
Có thể bạn quan tâm
Quýt đường là loại cây được trồng phổ biến tại nhiều vùng trong tỉnh An Giang. Tuy nhiên, đối với nông dân ở xã Hòa An (Chợ Mới), cây quýt đường vẫn còn khá mới mẻ. Lợi nhuận hấp dẫn mà quýt đường đem lại từ những hộ tiên phong trồng ở địa phương đang khẳng định đây là loại “cây kinh tế” lý tưởng.
Mục tiêu chiến dịch nhằm tiếp tục thông tin, tuyên truyền tình hình dịch hại và các biện pháp phòng trị, giảm thiểu thiệt hại, từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất của cây nhãn
Người dân xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái dùng phương pháp thủ công thụ phấn chéo cho hoa bưởi, tỷ lệ bưởi đậu quả đến 95%.
Ngày 26-3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Bùi Văn Hạnh kiểm tra tình hình sản xuất tại huyện Lục Ngạn. Cùng đi có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương.
Vụ mùa dưa hấu đầu năm 2015, nông dân xã Thừa Đức, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre trúng mùa dưa hấu trồng phủ bạt. Nhờ đó, nhiều hộ nông dân cải thiện kinh tế gia đình, góp phần làm giàu thêm cho quê hương xứ biển.