Mô hình nuôi gà, heo trên nền đệm lót sinh học
Kết quả qua 3 tháng nuôi, mỗi hộ nuôi 10 con heo thịt trên diện tích 20m2, bình quân mức tăng trọng đạt 68,5 kg/con, với giá bán hiện tại 45.000 đồng/kg hơi, tổng thu nhập 78,3 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn thực lãi gần 9,7 triệu đồng. Trên diện tích 100 m2 chuồng trại, thả nuôi giống gà ta chọn lọc, sau 90 ngày nuôi, gà sống trên 98,7%, trọng lượng bình quân 1,75 kg/con... Theo tính toán, với giá bán 65.000 đồng/kg, mô hình cho thu nhập 88,4 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi gần 16,2 triệu đồng.
Anh Đoàn Lương, ở thôn Kiều Huyên, xã Cát Tân, tham gia mô hình chăn nuôi heo, cho biết: Nuôi heo trên nền đệm lót sinh học là phương pháp mới, dễ làm, giúp giảm đáng kể chi phí, công chăm sóc, tắm rửa cho heo như trước đây; loại bỏ mùi hôi, không gây ô nhiễm môi trường; giảm được dịch bệnh, tỉ lệ tăng trọng nhanh hơn nuôi trên nền xi măng, nên lợi nhuận đem lại khá hơn.
Theo đánh giá chung, nuôi heo, gà trên đệm lót sinh học, không để lại mùi hôi, môi trường được bảo vệ, kể cả nuôi nhốt ngay cạnh nhà. Đây chính là thành công lớn trong việc giải quyết bài toán môi trường mà các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư đang tìm cách khắc phục.
Ông Phan Sĩ Hùng - Phó phòng NN&PTNT, Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát, cho rằng: Toàn huyện hiện có đàn heo trên 86.000 con và đàn gà gần 730 ngàn con, nên việc thực hiện thành công mô hình này rất có ý nghĩa, mở ra hướng phát triển chăn nuôi an toàn sinh học; đặc biệt là chăn nuôi ở quy mô trang trại nhỏ, gia trại và chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình nằm trong khu dân cư, giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường, giúp tiết kiệm chi phí, nhưng vẫn giữ vững năng suất, góp phần nâng cao thu nhập.
Đệm lót được làm từ trấu, mùn cưa, cám gạo hoặc bột bắp và chế phẩm sinh học men Balasa N01, có thể sử dụng được vài năm; nếu bảo quản tốt, bổ sung trấu và men Balasa N01 thường xuyên, có thể sử dụng đến 6 năm. Việc sử dụng đệm lót giúp giảm đáng kể các loại bệnh về tiêu hóa, hô hấp của vật nuôi; giảm tiêu tốn thức ăn, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế. Với kết quả này, huyện Phù Cát sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình trong thời gian đến.
Có thể bạn quan tâm
Hà Nội là địa phương có đàn gia súc, gia cầm lớn với khoảng 150.000 con bò; 1,4 triệu con lợn và 19 triệu con gia cầm. Tổng sản lượng thịt hơi các loại sản xuất ra thị trường vào khoảng 390.000 tấn/năm, đáp ứng 60 - 65% nhu cầu của nhân dân TP.
Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 10h ngày 17/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,1 độ Vĩ Bắc; 112,3 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 5 - 10 km.
Lào Cai có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển thuỷ sản như số lượng ao, hồ nhiều với tổng diện tích mặt nước khoảng 1.500 ha; các hồ chứa có nguồn nước dồi dào phù hợp với điều kiện sinh sống của nhiều loài cá nuôi, nguồn nước chưa bị ô nhiễm. Nghề nuôi cá lồng mặc dù quy mô nhỏ nhưng đã sớm hình thành.
Từ năm 2012 đến nay, mô hình nuôi ốc hương kết hợp với tu hài đã được ngành chức năng chuyển giao cho nhiều hộ dân ở xã Vạn Hưng (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa). Mô hình này đã mang lại hiệu quả kép về kinh tế lẫn môi trường nên đang được khuyến khích nhân rộng tại các vùng ven biển của tỉnh.
Cá lóc đồng 4,2 kg vừa được anh Nguyễn Văn Vũ (ấp Long Thành, xã Long Điền B, Chợ Mới - An Giang) bắt được tại con kênh trước nhà nối vào rạch Ông Chưởng.