Phú Bình (Thái Nguyên) có 109 trang trại chăn nuôi gà

Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng đàn gà mỗi năm của huyện đạt từ 10% trở lên. Các xã nuôi nhiều, gồm: Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Tân Hòa, Lương Phú…
Hiện trên địa bàn huyện có 3 hợp tác xã chăn nuôi gà thả đồi; trên 50 cơ sở sản xuất con giống; 109 trang trại và gần 10 nghìn hộ chăn nuôi gà với quy mô trên dưới 1 nghìn con/lứa; tạo việc làm cho khoảng 10 nghìn lao động; doanh thu mỗi năm từ gà đạt trên 100 tỷ đồng.
Nhiều gia đình không chỉ thoát nghèo, mà còn làm giàu, có thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm. Với việc được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Gà đồi Phú Bình”, huyện đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp để các tổ chức, cá nhân khi đủ các điều kiện theo quy định được sử dụng nhãn hiệu này trên sản phẩm của mình.
Có thể bạn quan tâm
Hội nghị thành lập Liên hiệp hợp tác xã (HTX) thanh long Bình Thuận vừa diễn ra vào sáng 10/6 tại TP. Phan Thiết. Tham dự hội nghị có ông Nguyễn Văn Thu - nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo Liên minh HTX Việt Nam, một số sở, ban, ngành và các thành viên.

Đến nay, huyện Tánh Linh đã xây dựng vùng chuyên sản xuất lúa chất lượng cao 3.170 ha, đạt 105,7% kế hoạch, với năng suất bình quân vụ đông xuân đạt 75 tạ/ha, tăng 10 tạ/ha so với năng suất lúa ngoài vùng quy hoạch, trong đó có 4 xã thực hiện vượt kế hoạch là Đức Phú, Đức Tân, Gia An, Đức Bình.

Cao su, mặt hàng từng được mệnh danh là “vàng trắng” vì giá trị kinh tế to lớn mang lại thì nay lại đang khiến người trồng lẫn DN XK “sống dở chết dở” khi liên tục trượt giá, ế hàng.

Những ngày gần đây, nông dân huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng đang như “ngồi trên đống lửa”, bởi hàng ngàn hécta trồng ổi của địa phương đang rơi vào tình cảnh rớt giá thê thảm.

Lô vải quả tươi đầu tiên từ Việt Nam đã được đưa đến Canada tối 10/6 bằng đường hàng không.