Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tổ Hợp Tác Nuôi Thỏ Thiện Nghiệp

Tổ Hợp Tác Nuôi Thỏ Thiện Nghiệp
Ngày đăng: 05/12/2014

Nắm bắt nhu cầu thị trường và phát triển mô hình chăn nuôi phù hợp với vùng khó khăn về nước như xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), Tổ hợp tác nuôi thỏ tại xã Thiện Nghiệp được thành lập vào tháng 7/2014.

“Năm 2012, tôi bắt đầu nuôi thỏ quy mô nhỏ ở gia đình. Vượt qua những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu, đến nay tôi nhận thấy đây là mô hình có nhiều ưu điểm như tận dụng được tối đa nguồn thức ăn sẵn có là các loại rau, cỏ dại tại địa phương, ít dịch bệnh, quay vòng vốn nhanh. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cho chăn nuôi thỏ không quá tốn kém.

Chuồng trại trong chăn nuôi thỏ khá đơn giản, có thể tận dụng tre, gỗ… để làm. Thị trường thỏ giống, thỏ thương phẩm hiện nay khá lớn, “cung không đủ cầu” là một trong những ưu thế lớn của nghề nuôi thỏ.

Hiện nay giá thương phẩm ổn định 80.000 đồng/kg, trừ chi phí đầu tư, 1 con thỏ thương phẩm cho lãi khoảng 40.000 đồng”, anh Hồ Quốc Bảo - thôn Thiện Trung, xã Thiện Nghiệp chia sẻ. Được biết, Tổ hợp tác nuôi thỏ xã Thiện Nghiệp có 10 thành viên tham gia, với mục đích là giao lưu, học hỏi kinh nghiệm cho bà con nông dân, cũng như phối hợp với nhau để cùng tìm đầu ra cho sản phẩm.

Để giúp dân, xã còn tổ chức các buổi tập huấn về kỹ thuật nuôi cũng như cách phòng trị bệnh nhằm mang lại hiệu quả kinh tế. Được biết, hộ gia đình nuôi ít nhất là 20 con giống sinh sản, 60 - 80 con thương phẩm. Với hộ nuôi nhiều, thỏ sinh sản là 50 - 70 con và 200 con thương phẩm.

Anh Bảo cho biết thêm: “Thông thường nuôi khoảng 4 tháng xuất chuồng đạt từ 2,2 - 2,5 kg/con, nhưng hiện nay tôi giảm chi phí thức ăn, rút ngắn thời gian nuôi khoảng 3,5 tháng, vẫn đạt trọng lượng như trên, nhờ tăng cường 70% rau, cỏ xanh, 30% bắp, không cho ăn thức ăn công nghiệp vì giá thành quá cao”.

Theo anh Trần Minh Quân - Chủ tịch Hội Nông dân xã Thiện Nghiệp, mỗi tháng tổ hợp tác cung cấp 100 con giống, với giá 120.000 đồng/kg cho các huyện Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân và khoảng 14 tạ thỏ thương phẩm. Đây là mô hình phù hợp với hộ gia đình, giải quyết công việc trong thời gian nhàn rỗi, góp phần tăng thu nhập. Trong thời gian tới, tổ sẽ cải tạo giống, mở rộng thị trường để giúp các thành viên trong tổ tăng đàn và tiếp tục nhân rộng mô hình.

Nguồn bài viết: http://www.baobinhthuan.com.vn/kinh-te/to-hop-tac-nuoi-tho-thien-nghiep.html


Có thể bạn quan tâm

"Vị Ngọt" Từ Mùa Cà Phê Bền Vững

Đây là tấm bảng: “Canh tác cà phê thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu” được gia đình chị Thúy dựng lên để theo dõi diện tích 0,85 ha cà phê trồng theo mô hình bền vững. Chương trình này được tổ chức EDE Consulting khu vực châu Á - Thái Bình Dương triển khai từ tháng 8-2012.

02/03/2015
Phong Trào Trồng É Phát Triển Mạnh Phong Trào Trồng É Phát Triển Mạnh

Trong điều kiện thời tiết như hiện nay, năng suất bình quân mỗi công từ 60 - 100kg. Nếu giá ở mức 68.000 đ/kg như hiện nay thì người trồng sẽ lời khoảng 2 triệu/công. Cây é rất thích nắng và khô ráo. Trước khi thu hoạch mà gặp vài đám mưa, năng suất và chất lượng sẽ bị giảm sút.

02/03/2015
Cây Tiêu Ở Xã Long Phước (TP. Bà Rịa) Chết Chưa Rõ Nguyên Nhân Cây Tiêu Ở Xã Long Phước (TP. Bà Rịa) Chết Chưa Rõ Nguyên Nhân

Theo thống kê của Hội Nông dân xã Long Phước, hiện xã có khoảng 30ha tiêu; trong đó 25ha đã cho thu hoạch từ 5 đến 7 năm và 5ha trồng mới. Diện tích tiêu chết đến thời điểm này là hơn 1ha; xảy ra tại ấp Phong Phú. Trước đây, hiện tượng tiêu chết cũng đã xảy ra trên địa bàn xã với diện tích ít và nguyên nhân được xác định là do ngập úng.

02/03/2015
Trồng Cam Sành Không Hạt Hướng Đến Xuất Khẩu Trồng Cam Sành Không Hạt Hướng Đến Xuất Khẩu

Trong thời gian qua, nông dân tỉnh Hậu Giang thu lợi nhuận rất cao từ cây cam sành có hạt. Bình quân mỗi ha cam sành vào giai đoạn cho trái rộ có thể giúp cho nhà vườn thu nhập 700 đến 800 triệu đồng/năm, có hộ lên đến cả tỷ đồng. Vì thế, nhiều nhà vườn trong tỉnh đã mạnh dạn chuyển đổi, thậm chí đốn bỏ các loại cây ăn trái khác để trồng cam sành.

02/03/2015
Mùa Săn Trâu Rong Mùa Săn Trâu Rong

Thực ra, gốc gác của những đàn trâu rong giữa rừng núi miền biên ải này vốn dĩ là trâu nhà được chủ thả tự do vào rừng. Đó là tập quán chăn nuôi tự bao đời nay của những người dân các xã nằm sâu trong vùng lõi VQG Vũ Quang.

02/03/2015