Hội nghị tổng kết mô hình nuôi lươn đồng trong bể xi măng không bùn

Tham dự hội thảo có ông Lê Trung Kiên - Phó Giám đốc Trung tâm, lãnh đạo các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Lão; Trạm Khuyến nông Khuyến ngư An Lão; và các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện An Lão.
Với diện tích nuôi 600m2, mật độ thả 100 con/m2, cỡ giống thả có 2 cỡ, gồm: 4.000 con lươn loại 1 cỡ 8 - 10 g/con; 2.000 con lươn loại 2 cỡ 2 25 - 35 g/con
. Sau hơn 4 tháng nuôi loại 1 đạt 30 - 70 g/con, tỷ lệ sống đạt 76%, hệ số thức ăn 4.3, năng suất ước đạt 152kg; loại 2 đạt 100 - 170 g/con, tỷ lệ sống đạt 80%, hệ số thức ăn 3,7, năng suất 232kg, lãi thuần 43.400.000 đồng
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận rất sôi nổi về tính ưu việt của mô hình như công trình nuôi đơn giản, chi phí thấp, dễ đầu tư, phù hợp theo điều kiện, khả năng đầu tư của nhiều đối tượng nông, ngư dân.
Mô hình nuôi lươn trong bể xi măng không bùn đã thành công, mang lại lợi nhuận cao lên đến 44%, đạt và vượt các chỉ tiêu yêu cầu đặt ra, mở ra một hướng đi mới góp phần vào công cuộc đổi mới, phát triển cho nông nghiệp nông thôn.
Có thể bạn quan tâm

Là nơi hình thành Liên minh sản xuất giống dê lai Bachboer đầu tiên trong tỉnh, những năm qua Phước Hậu phát triển thêm các mô hình chăn nuôi trang trại gia đình, được định danh là gia trại. Theo mô hình này, những người nông dân địa phương đã tận dụng lá nho, lá táo tại vườn nhà để làm thức ăn nuôi dê rất hiệu quả.

Cách đây khoảng 15 năm, ông Trần Giáp Thìn ở ấp Miễu, xã Phước Tân, TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đã thoát nghèo nhờ nghề nuôi dê. Từ 5 con dê giống, chẳng mấy chốc gia đình ông Thìn đã có đàn dê 200 con. Thấy ông Thìn khá lên nhờ dê, nhiều nông dân nghèo trong tỉnh tìm đến ông học tập và mua giống về nhân đàn. Ngày nay, khi đồng cỏ tại ấp Miễu bị thu hẹp, không còn nơi chăn thả, ông Thìn chuyển sang buôn dê, thu nhập bạc tỷ.

Tuy chỉ mới hình thành, nhưng Hợp tác xã (HTX) Nuôi trồng và Kinh doanh nấm Bình Thạnh (Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã thí nghiệm thành công công nghệ bột sinh khối và đông trùng hạ thảo. Đây là hai công nghệ mới mà từ trước đến nay rất ít người làm được. Thành công này có từ “tiền mua kinh nghiệm” của Chủ nhiệm HTX Nguyễn Duy Hưng.

Anh Nguyễn Văn Hải ở ấp Thạnh Biên, xã Lộc Thạnh (Lộc Ninh, Bình Phước) than thở: Mùa mưa năm nay kết thúc muộn và mưa dầm kéo dài nhiều ngày, khi dứt mưa chuyển qua mùa khô không xảy ra hiện tượng mưa trái mùa như những năm khác nên nông dân khấp khởi mừng là sẽ được mùa điều.

Các diện tích đất này thuộc tiểu vùng 2, 3 của huyện Thạnh Phú - Bến Tre (gồm các xã từ Mỹ An đến Thạnh Hải) là vùng ngập mặn, từ lâu bà con chỉ chủ yếu nuôi trồng thủy sản. Vài năm gần đây, bà con tranh thủ trữ nước ngọt trong vuông tôm để trồng vụ lúa mùa. Và trong những ngày cuối năm này, họ tất bật thu hoạch về nhà chuẩn bị đón Tết. Vụ lúa này được công nhận là trúng mùa, trúng giá.