Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô hình nuôi cá rô phi đơn tính cho thu nhập khá

Mô hình nuôi cá rô phi đơn tính cho thu nhập khá
Ngày đăng: 02/10/2015

Mô hình nuôi cá rô phi đơn tính năm 2015 do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Hàm Yên thực hiện tại thôn Đồng Chùa 1 và Chợ Bợ 1, xã Bình Xa (Hàm Yên) bước đầu đã cho hiệu quả kinh tế cao.

Với quy mô 1 ha ao nuôi gồm 5 hộ tham gia, các hộ đã đáp ứng đủ yêu cầu của dự án, được cấp 100% cá giống, cá rô phi dòng GIFT đơn tính đực được mua ở Trại cá giống Cù Vân, huyện Đại Từ (Thái Nguyên), hỗ trợ 50% thức ăn hỗn hợp, thuốc sát trùng, vôi bột.

 

Mô hình nuôi cá rô phi đơn tính tại gia đình anh Nông Văn Tiên, thôn Đồng Chùa 1, xã Bình Xa (Hàm Yên).

Anh Nông Văn Tiên, thôn Đồng Chùa 1, chia sẻ, gia đình anh có hơn 1.500m2 ao, trước đây chỉ nuôi các loại cá trắm cỏ, chép, mè, trôi… nhưng từ khi được cán bộ khuyến nông lựa chọn nuôi cá rô phi đơn tính, gia đình ông đã tháo cạn ao nuôi, phơi ải, tổ chức vệ sinh ao trước khi thả cá giống. Đến nay sau hơn 5 tháng, cá của gia đình ông phát triển tốt, lớn nhanh, tỷ lệ cá sống của gia đình trên 85%.

Ông Phạm Văn Khoa, cùng thôn Đồng Chùa 1, tham gia dự án với gần 1.600m2 ao cho biết, giống cá rô phi đơn tính dễ chăm sóc, ít bệnh tật lại không tốn công, khi thị trường tiêu thụ ổn định, lãi gấp nhiều lần so với các loại cá tôi từng nuôi, sau 5 tháng nuôi bình quân mỗi con cá rô phi đơn tính đạt từ 4 đến 6 lạng/con, ước tính thu về trên 20 triệu đồng.

Ông Lê Hải Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết, qua đánh giá, mô hình phù hợp với điều kiện chăn nuôi của địa phương, đa dạng thu nhập kinh tế hộ gia đình; góp phần hoàn thành các tiêu chí về thu nhập. Thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng mô hình nuôi cá rô phi đơn tính này.


Có thể bạn quan tâm

Hải Dương phát triển khoảng 1.500 ha vải VietGAP Hải Dương phát triển khoảng 1.500 ha vải VietGAP

Trồng vải theo tiêu chuẩn VietGap trong 3 năm tại tỉnh Hải Dương năng suất tăng từ 20% - 30%. Vụ vải năm 2015, tỉnh Hải Dương phấn đấu sản xuất khoảng 1.500 ha vải theo tiêu chuẩn VietGAP. Trong đó, diện tích được giám sát, cấp giấy chứng nhận là khoảng 150 ha.

17/04/2015
Quýt Mường Khương tìm đường đến thương hiệu Quýt Mường Khương tìm đường đến thương hiệu

“Khách đến Mường Khương (Lào Cai) là tìm mua quýt về làm quà. Quýt Mường Khương ngon, ngọt, được người tiêu dùng ưa chuộng. Vấn đề phát triển đã được xác định, tuy nhiên, quan tâm lớn nhất của huyện giờ đây là xây dựng thương hiệu” - ông Phạm Xuân Thịnh, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương chia sẻ.

17/04/2015
Ông Văng Thành Trưởng xử lý sầu riêng nghịch vụ thu lãi cao Ông Văng Thành Trưởng xử lý sầu riêng nghịch vụ thu lãi cao

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết, giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đã thu hút đông đảo nông dân tham gia. Từ đó, xuất hiện nhiều tấm gương nông dân vượt khó, thoát nghèo, trong đó có ông Văng Thành Trưởng, ở ấp Hiệp Phú, xã Hiệp Đức.

17/04/2015
Đông Dư (Hà Nội) vươn lên từ đặc sản ổi tứ mùa Đông Dư (Hà Nội) vươn lên từ đặc sản ổi tứ mùa

Đã nhiều năm nay, ổi tứ mùa của xã Đông Dư, huyện Gia Lâm (Hà Nội) không chỉ có mặt tại các chợ đầu mối ở Hà Nội mà đã vào siêu thị các tỉnh miền Trung, miền Nam, đồng thời vượt biên giới có mặt tại thị trường một số nước trong khu vực... Đây là kết quả của việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở địa phương trong những năm qua.

17/04/2015
Đồng Tháp trồng cóc Thái thu nhập cao Đồng Tháp trồng cóc Thái thu nhập cao

Nhiều nhà vườn ở Đồng Tháp đang đẩy mạnh mô hình trồng cóc Thái Lan cho thu nhập khá cao. Bà Nguyễn Thị Sậu, nông dân ấp Hòa Mỹ, xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh cho biết, đây là loại cóc được nhân giống từ Thái Lan đem về, với những ưu điểm như: Trồng chỉ 6 tháng là cho trái và giá bán cóc non dao động khoảng 10.000 đồng/kg, cao gấp đôi so cóc địa phương.

17/04/2015