Lúa Rớt Giá Mùa Giáp Hạt, Thị Trường Trung Quốc Án Binh Bất Động!

Thị trường lúa gạo vùng ĐBSCL rơi vào trạng thái trầm lắng. Nhiều kho của các DN không còn đẩy mạnh thu mua.
Bên ngoài, lúa thơm lài từ Campuchia chở qua bán cũng ế ẩm vì gặp cảnh dội chợ, hoàn toàn trái với dự đoán khi vào mùa giáp hạt.
Lúa giảm giá bất thường
Ở ĐBSCL có 3 vụ lúa chính ĐX, HT và TĐ. Còn lại vụ lúa mùa ở địa phương vùng ven biển diện tích và sản lượng không đáng kể. Đến cuối tháng 9, lúa TĐ thu hoạch xong, các vụ lúa chính trong năm kết thúc và phải chờ đến 3 tháng sau vụ lúa ĐX mới thu hoạch. Trong khoảng thời gian này lượng lúa trong vùng không còn nhiều nên thường gọi là mùa giáp hạt và lúa gạo bán ra rất ít khi giảm giá.
Tuy nhiên, nếu như hồi đầu vụ thu hoạch lúa TĐ 2014 nông dân bán lúa tươi hạt dài 5.500-5.600 đồng/kg, thì đến cuối vụ giá lại chỉ còn 5.200 đồng/kg. Trong hơn một tuần qua giá lúa gạo hạ rất nhanh. Theo các DN xuất khẩu gạo tại Cần Thơ, phần lớn các hợp đồng xuất khẩu gạo số lượng lớn trong năm đã hoàn tất.
Trong khi chưa có nhiều hợp đồng xuất khẩu mới, DN không vội mua. Thêm nữa, thông tin từ thị trường xuất khẩu gạo Thái Lan đang bán giá cạnh tranh để đẩy hàng tồn kho. Còn xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc gần như bất động, thương lái từ Hải Phòng không thấy về ĐBSCL thu mua. Vậy là lúa rớt giá.
Lượng lúa hàng hóa còn tồn đọng phần nhiều là của thương lái và các chủ nhà máy xay xát đang chờ giá chưa kịp bán ra. Hiện nay gạo nguyên liệu xô IR50404 giá 6.900-7.000 đ/kg, gạo trắng thành phẩm còn 8.000-8.100 đ/kg, đều giảm 500 đ/kg so tuần trước. Tình hình này kéo giá lúa thơm Jasmine 85 rớt từ 7.400-7.500 đồng/kg xuống 7.000 đ/kg vẫn không có DN thu mua.
Trong khi đó một số thương lái chạy ghe lên vùng biên giới giáp Campuchia mua thơm lài chở về khu vực Thốt Nốt (Cần Thơ), cho biết giá lúa tươi 6.300 đ/kg, lúa khô 7.050 đ/kg sau khi chế biến thành phẩm gạo thơm lài 11.500 đ/kg và mua bán lẻ tại chợ khoảng 13.000 đ/kg, giảm 1.000 đ/kg so năm 2013.
Đây là một trong những mặt hàng gạo thơm rất hút hàng. Hằng năm bạn hàng trong vùng đón mua lúa từ Campuchia về chế biến đóng gói đón mùa bán gạo Tết. Thế nhưng năm nay đến thơm lài cũng rớt giá, vì giới kinh doanh gạo chợ nội địa còn tồn kho nhiều, thậm chí có một DN tại An Giang hiện còn tồn kho 25 tấn từ hồi năm trước đến nay chưa bán hết.
Đón mua lúa ngoại giá rẻ
Trong số thương lái chạy ghe lên vùng biên mua lúa Campuchia bán qua, ông Trần Văn Thơm - thương lái ở Hậu Giang, nói: Lúc này lúa trên đồng không còn, nông dân đã bán hết. Lúa bên đồng Campuchia mới đang vào mùa. Cùng với một nhóm thương lái, tôi cho ghe chạy lên Tịnh Biên (An Giang) mua 25 tấn lúa/chuyến, bình quân mỗi chuyến đi 3-4 ngày, về xay làm gạo đặc sản bán chợ nội địa, lãi gần 10 triệu đồng. Hiện nay nhiều thương lái chủ yếu mua các giống lúa đặc sản của Campuchia như lúa sóc, thần nông, giá chỉ khoảng 5.000-5.200 đ/kg.
Theo dân thương lái lúa gạo, lúa Campuchia đang vào vụ thu hoạch, kéo dài đến Tết. Do vậy nếu ở ĐBSCL lúa có giá cao số lượng lúa bán qua càng nhiều hoặc đôi khi lúa thị trường Thái Lan có giá cao hơn thì lúa Campuchia đổ về bên Thái.
Tại khu vực biên giới Tịnh Biên (An Giang), hằng ngày lúa từ Campuchia được xe ô tô trọng tải lớn chở qua tập kết hàng tại cụm nhà kho tại bến lúa 21 ở xã An Nông, huyện Tịnh Biên. Bến lúa này hoạt động mạnh nhất trong 6 tháng mùa khô, ước có hàng trăm tấn lúa mỗi ngày mua bán qua lại từ bạn hàng Campuchia bán cho thương lái Việt trong vùng.
Ông Dương Quốc Nếu, chủ một vựa lúa ở bến lúa 21, cho biết: Sau khi nước lũ thượng nguồn bắt đầu rút, lúa bên đồng Campuchia thu hoạch rộ thì bến lúa này bắt đầu hoạt động. Đến nay gần một tháng, tại kho của tôi thu mua khoảng 100 tấn/ngày, chủ yếu lúa thơm lài, lúa sóc và lúa thần nông.
Lượng lúa vừa mua vào kho đã có nghe bạn hàng trong nước đến sang tay trong ngày. Hiện nay lượng lúa Campuchia chở qua chưa nhiều, do mới vào mùa và một phần phụ thuộc yếu tố giá cả.
Trong khoảng một tháng sắp tới lúa Campuchia thu hoạch rộ, khả năng giá còn giảm, đây là cơ hội mua lúa thơm giá rẻ dự trữ chờ Tết.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/lua-rot-gia-mua-giap-hat-thi-truong-trung-quoc-an-binh-bat-dong-post135482.html
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian làm lụng, tích cóp, anh đã mua thêm đất để mở trang trại chăn nuôi lợn, gà và nâng diện tích trồng cây vải thiều lên 3ha. Nhưng chăn nuôi lợn, gà năm được, năm mất do dịch bệnh, chi phí thức ăn cao, lại mất nhiều công chăm sóc, trong khi trồng vải thiều thì lâm vào cảnh “được mùa, mất giá” hay “được giá, mất mùa”.

Là một trong những người đầu tiên đưa giống ổi Đài Loan về trồng trên địa bàn xã vào năm 2011. Anh Lê Văn Luông, ngụ ấp 2 – xã Vĩnh Xương cho biết: thấy nhiều hộ nông dân ở các xã lân cận trồng ổi cho thu nhập khá cao, nhận thấy đây là loại cây dễ trồng và phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương mình, anh đã tìm mua 200 cây giống ổi Lê Đài Loan về trồng trên 3.000 m2 đất nhà.

Thực tế, từ trước Tết Nguyên đán, giá lúa đông xuân ở ĐBSCL có xu hướng giảm. Sau đó, đã tăng nhẹ ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương mua tạm trữ 1 triệu tấn. Trong những ngày qua, hệ thống thương lái đã triển khai mua lúa hàng hóa của nông dân khá đông ở các địa phương, như: Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long… Theo đó, giá lúa được thương lái mua tại ruộng dao động từ mức 4.200 - 4.600 đồng/kg (tùy theo loại), tăng khoảng 200 - 300 đồng/kg so với trước Tết Nguyên đán.

Đặc biệt với nghề khai thác cá ngừ, tại các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định đã phát triển, trở thành nơi sản xuất và xuất khẩu chính ở khu vực miền Trung và cả nước. Đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến liên hệ và đặt vấn đề liên kết để khai thác, chế biến cá ngừ xuất khẩu với quy mô lớn.

Theo người dân nuôi nghêu ở xã Cẩm Lĩnh, thị trấn Thiên Cầm (huyện Cẩm Xuyên) và xã Kỳ Hà, Kỳ Ninh (huyện Kỳ Anh), hiện tượng nghêu chết ở vùng này bắt đầu xuất hiện từ ngày 19-2 (tức mùng 1 Tết Nguyên đán), mặc dù đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm để cứu nghêu, nhưng không có hiệu quả.