Tổ Chức Kỷ Lục Châu Á Công Nhận Kỷ Lục Cho Chả Cá Quy Nhơn

Chiều 3.3, lãnh đạo các sở: Công Thương, KH&CN, VH-TT& DL và UBND TP Quy Nhơn đã thống nhất đề xuất UBND tỉnh Bình Định gửi đơn đăng ký đề xuất để chính thức xác lập kỷ lục Châu Á món ăn đặc sản “Chả cá Quy Nhơn”.
Tháng 11.2013, Tổ chức Kỷ lục Châu Á có văn bản xác nhận 10 món ăn đặc sản nổi tiếng của Việt Nam đạt giá trị ẩm thực đặc sản Châu Á năm 2013, chính thức xác lập kỷ lục Châu Á. Trong đó có món ăn “Bánh canh chả cá Quy Nhơn”. Tuy vậy, theo khảo sát, đánh giá của Sở Công Thương, “Bánh canh chả cá Quy Nhơn” chỉ là một món ăn có sử dụng “chả cá Quy Nhơn”, mang yếu tố nhỏ lẻ, chưa phổ biến rộng bằng “Chả cá Quy Nhơn”.
Cộng vào đó “Chả cá Quy Nhơn” đang xúc tiến xây dựng nhãn hiệu chứng nhận. Do đó tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã gửi văn bản đề xuất đăng ký “Chả cá Quy Nhơn” thay cho “Bánh canh chả cá Quy Nhơn”, và đã được tổ chức Kỷ lục Châu Á đồng ý chấp thuận.
Dự kiến ngày 22.3.2014 đoàn Tổ chức Kỷ lục Châu Á sẽ đến Việt Nam để trao bằng xác lập kỷ lục Châu Á cho các địa phương sở hữu kỷ lục các món ăn đặc sản, tại chương trình Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 27 tại TP. HCM, trong đó có “Chả cá Quy Nhơn”.
Có thể bạn quan tâm

Công nghệ CAS hoạt động theo nguyên lý đông lạnh nhanh ở nhiệt độ thấp và năng lượng từ trường làm cho nước trong sản phẩm sẽ liên kết với nhau thành cụm nhỏ vài ba phân tử mà không đóng băng thành khối như lạnh đông thông thường, giúp giữ được chất lượng sản phẩm tươi nguyên như ban đầu.

Từ đầu mùa mưa năm 2015 đến nay, người dân tại nhiều huyện, thành phố trong tỉnh Lâm Đồng, như: Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà và TP Bảo Lộc… đang ồ ạt tìm mua các loại giống bơ ghép về trồng. Chính điều này đã khiến cho các loại giống bơ ghép đầu dòng “cháy” hàng và bị đẩy giá lên cao hơn so với các năm trước.

50 đại biểu nông dân tiêu biểu, xuất sắc đã được cử đi dự Đại hội Thi đua toàn quốc lần thứ IX.

Ngày 3.9, hơn 200 điển hình tiên tiến từ các tỉnh thành trong cả nước đã tề tựu về “điểm hẹn” khách sạn La Thành (Hà Nội). Chưa kịp giũ sạch bụi đường xa, một số đại biểu vẫn vui vẻ chia sẻ với PV Dân Việt.

Với nhiều cán bộ từ miền xuôi lên và đang công tác ở huyện miền núi huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) thì sâm cau được gọi là cây "nhớ vợ". Bởi lẽ theo họ, một khi đã uống sâm cau thì chỉ muốn về nhà "thăm" vợ.