Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Liên kết sản xuất bắp lai

Liên kết sản xuất bắp lai
Ngày đăng: 22/09/2015

SX bắp lai (ngô) trên đất lúa kém hiệu quả chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa thuộc ĐBSCL, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, diện tích nhỏ, phân tán, mỗi hộ trung bình khoảng 0,1 - 0,5 ha. Vụ XH chuyển lúa sang trồng bắp lai, thu nhập của bà con tăng 5 - 10 triệu đồng/ha.

Đẩy mạnh cơ giới hoá 

Kết quả SX bắp lai ở huyện Phong Điền (TP Cần Thơ) trong vụ xuân hè 2015 cho thấy, chi phí công lao động cho làm đất, thu hoạch, vận chuyển, dọn sạch đồng ruộng và phơi sấy hạt từ 10 - 12 triệu đồng/ha.

Nếu cơ giới hoá các khâu này chi phí khoảng 8 - 10 triệu đồng/ha. Với phương thức thu hoạch bắp lai thủ công, chi phí công lao động cao.

Từ đó, giá thành SX bắp tăng cao, khả năng cạnh tranh thấp. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến giá bắp trong nước cao hơn so với giá bắp nhập khẩu. 

Nông dân ở huyện Phong Điền, Cần Thơ sử dụng máy tách hạt bắp từ máy suốt lúa, có 2 chức năng (suốt lúa và tách hạt bắp). Hiện máy được sử dụng thu hoạch bắp ở Phong Điền và nhiều nơi khác được nông dân đánh giá cao.

Tuy nhiên, đến nay số máy trên địa bàn có ít do diện tích SX bắp của nông dân còn ít, manh mún và không tập trung.

Do thời gian hoạt động máy thu hoạch không nhiều nên nông dân chưa dám đầu tư máy, vì lo chậm thu hồi vốn. 

Để phát triển SX thì cần có HTX nông nghiệp đủ mạnh, có năng lực đầu tư máy thu hoạch bắp để cung ứng dịch vụ này cho nông dân và thành viên HTX.

Khi mở rộng diện tích trồng bắp, phải tổ chức lại khoa học hơn nhằm tạo điều kiện đưa cơ giới hoá vào SX, góp phần giảm chi phí.

Nhìn một cách tổng thể, nhu cầu chuyển đổi từ trồng lúa sang bắp rất lớn, nhưng phương tiện làm đất chuyên dụng cho cây bắp trên đất lúa phát triển không theo kịp. 

Thực tế cho thấy, cần phải tập trung cơ giới hóa các khâu trong canh tác bắp mới giảm được chi phí, mở rộng diện tích. 

Trong SX bắp lai chi phí công lao động từ thu hoạch, vận chuyển, dọn sạch đồng ruộng và phơi sẽ cao hơn so SX lúa từ 1,5  - 2 lần. Do vậy, cơ giới hóa khâu này là nền tảng để phát triển bắp lai.

Liên kết nhóm hộ và mở rộng diện tích

Xây dựng chuỗi liên kết SX, cung ứng giống, vật tư và tiêu thụ sản phẩm bắp lai với nông dân để tạo vùng nguyên liệu cho thu mua. Đơn vị sẽ cung cấp giống bắp lai có chất lượng, vật tư nông nghiệp và mua lại sản phẩm của nông dân. 

Mục đích của việc liên kết này để giúp nông dân giảm chi phí vật chất và chi phí lao động, giảm vận chuyển vật tư nông nghiệp. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng và định hướng DN tiêu thụ gắn kết vùng nguyên liệu ổn định, lâu dài. 

Theo đánh giá của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, bắt đầu từ năm 2014, đề án chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng bắp được triển khai rộng khắp trên cả nước.

Qua gần 2 năm thực hiện, các tỉnh ĐBSCL có điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi đối với việc chuyển đổi cây trồng. Theo kế hoạch của Bộ NN-PTNT từ năm 2014 - 2016, ĐBSCL sẽ chuyển đổi khoảng 200.000 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây màu. Trong đó bắp lai chiếm 30.000 ha.

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật

Tài liệu kỹ thuật riêng về cây bắp lai trên đất lúa kém hiệu quả có rất ít.

Hiện nay các tài liệu kỹ thuật chủ yếu là trồng bắp trên nền đất cạn, do đó cần phải sớm thống nhất, xây dựng quy trình kỹ thuật trồng bắp lai trên từng vùng đất lúa kém hiệu quả của ÐBSCL. 

Việc thực hiện tốt mô hình có ý nghĩa lớn trong việc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng bắp lai.

Các cơ quan khoa học sẽ hỗ trợ chính quyền, ngành nông nghiệp các tỉnh ÐBSCL chuyển giao khoa học - kỹ thuật giúp nông dân chuyển đổi các diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng bắp. 

Tuy nhiên, với một loại cây trồng mới đưa vào canh tác trên nền đất lúa, người nông dân rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc quy hoạch vùng, chọn bộ giống năng suất cao, chất lượng tốt, kỹ thuật phù hợp từng vùng.

Các giống bắp lai mới như DK 9901; DK 6919 được đưa vào giúp tăng năng suất lên 10 - 15% so với giống cũ.

Liên kết tiêu thụ

Liên kết SX và tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và DN được xác định là “cái khó” đầu tiên đối với cây bắp. Tuy nhiên, huyện Phong Điền đã liên kết với các đại lý thu mua có những tác động tích cực để việc SX bắp mang hiệu quả và phát triển bền vững. 

Rõ ràng, việc chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng bắp tại các tỉnh ÐBSCL đang có những thuận lợi nhất định, do có sự tham gia tích cực của một số DN, như Cty Dekalb Việt Nam (Tập đoàn Monsanto), Cty TNHH Thương mại - dịch vụ nông nghiệp Tài Lộc... trong việc hỗ trợ giống, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm.

Nhiều mô hình trồng bắp lai của Cty Dekalb Việt Nam và nhất là sự liên kết với các DN trong thu mua, chế biến sản phẩm.

Hiệu quả mô hình

Trong những năm qua, nhờ chuyển đổi sang trồng bắp lai trên nền đất lúa kém hiệu quả mà nhiều nông hộ ở huyện Phong Điền đã cải thiện được doanh thu đáng kể so với độc canh cây lúa như trước đây.

Chi phí SX bắp lai và lợi nhuận so vơi SX lúa tại huyện Phong Điền vụ XH 2015 (xem bảng)

STT

Các chỉ số

Bắp lai                          vụ xuân hè 2015

(1)

Lúa                                 vụ xuân hè 2015

(2)

Khác nhau giữa                bắp lai và lúa

(1)

– (2)

1

Năng suất (tấn/ha)

7,95

5,51

2,44

2

Tổng thu (VND/ha)

38,160,000

25,897,000

12,263,000

3

Chi phí hạt giống (VND/ha)

1,225,300

1,430,000

204,700

4

Chi phí phân bón (VND/ha)

7,278,600

5,840,000

1,438,600

5

Chi phí thuốc trừ sâu bệnh (VND/ha)

1,880,000

2,700,000

820,000

6

Chi phí lao động (VND/ha)

12,300,000

7,820,000

4,480,000

7

Chi phí lao động (VND/ha) sản phẩm phụ

4,300,000

785,000

3,515,000

8

Tổng chi phí  (VN/ha)

26,983,900

18,575,000

8,408,900

9

Lợi nhuận* (VND/ha)

11,176,100

7,322,000

3,854,100

* Giá bắp 4.800 đ/kg; giá lúa 4.700 đ/kg (thời điểm tháng 5/2015)


Có thể bạn quan tâm

Việt Nam Đặt Mục Tiêu Xuất Khẩu Cá Ngừ Đạt 560 Triệu USD Việt Nam Đặt Mục Tiêu Xuất Khẩu Cá Ngừ Đạt 560 Triệu USD

Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đại dương hiện đứng thứ 3 sau tôm và cá ba sa. Nhưng nếu cải tiến khâu đánh bắt, bảo quản, chế biến đúng tiêu chuẩn, giá trị xuất khẩu của loài cá này có thể tăng gấp 10 lần.

03/04/2014
Long Hựu Đông - Cần Đước (Long An) Nuôi Tôm Nước Ngọt Và Sự Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững? Long Hựu Đông - Cần Đước (Long An) Nuôi Tôm Nước Ngọt Và Sự Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững?

Trong tổng số hơn 1.000ha đất nông nghiệp của xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước (Long An), có trên 200ha đất ngoài khu vực đê bao được nông dân khai thác nuôi tôm hơn 10 năm qua, mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, xã còn gần 800ha đất sản xuất nông nghiệp (đã được thi công đê bao ngăn mặn, trữ ngọt) sản xuất lúa 2 vụ.

04/04/2014
Cá Chạch Bùn Loại Thủy Sản Không Khuyến Khích Nuôi Cá Chạch Bùn Loại Thủy Sản Không Khuyến Khích Nuôi

Chi cục Thủy sản Đồng Tháp vừa đưa ra cảnh báo về việc cá chạch bùn có thể phát tán mầm bệnh mới cho những loài thuỷ sản hiện có của địa phương.

04/04/2014
Đa Dạng Hóa Vật Nuôi Hướng Nuôi Trồng Thủy Sản Bền Vững Đa Dạng Hóa Vật Nuôi Hướng Nuôi Trồng Thủy Sản Bền Vững

Đa dạng hóa các loại thủy sản nuôi, cùng với việc nắm bắt thị trường kết hợp với khoa học kỹ thuật đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực cho người nuôi trồng thủy sản tỉnh TT-Huế.

04/04/2014
Sản Xuất Cá Ngừ Theo Chuỗi Giá Trị Sản Xuất Cá Ngừ Theo Chuỗi Giá Trị

Để nghề sản xuất cá ngừ phát triển hiệu quả và bền vững, cần tạo sự thay đổi căn bản trong ngành sản xuất, từ “sản xuất định hướng” sang “thị trường định hướng” nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường đối với các loại sản phẩm có giá trị gia tăng.

04/04/2014