Tinh vi như phân bón giả
Tham dự hội nghị có các đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Cục Quản lý thị trường (QLTT), lãnh đạo Sở Công Thương, đội QLTT các tỉnh, các doanh nghiệp, chủ cửa hàng kinh doanh phân bón tại 21 tỉnh thành phố khu vực phía Bắc.
Toàn cảnh hội thảo.
Qua các tham luận, phát biểu của đại diện các Chi cục QLTT, các doanh nghiệp, đã cho thấy các hành vi vi phạm và phương thức thủ đoạn trong sản xuất, kinh doanh phân bón giả ngày càng tinh vi, bất chấp thiệt hại gây ra cho nông dân, cho môi trường.
Ông Hoàng Văn Trường – Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Các đối tượng chủ yếu lợi dụng khe hở quy định pháp luật về tổng các chất dinh dưỡng để sản xuất phân bón NPK giả.
Ví dụ, tổng 3 chất dinh dưỡng quy định phải đạt trên 70% nhưng vì đạm và kali có giá cao nên các đối tượng hạ tỷ lệ 2 thành phần trên và tăng tỷ lệ lân (giá rẻ) so với công bố tiêu chuẩn hoặc ghi nhãn ngoài bao bì.
Hành vi này bản chất là làm giả phân bón nhưng không đủ cơ sở để xử lý hàng giả mà chỉ xử lý như hàng kém chất lượng.
Hoặc một hành vi khác cũng rất phổ biến là trộn sản phẩm giá rẻ vào sản phẩm có thương hiệu được người tiêu dùng ưa chuộng để bán lẻ.
Hành vi này rất khó phát hiện và xử lý.
Đây chính là hạn chế trong các văn bản pháp luật của nhà nước”.
Ông Trần Thế Mạnh - Chi cục QLTT Hưng Yên cho hay, trên địa bàn Hưng Yên, các đối tượng thường đánh lừa người tiêu dùng bằng việc ghi nhãn mác phân bón mập mờ.
Ví dụ, trên bao bì ghi là NPK 16 – 16 – 8, theo cách hiểu thông thường là nitơ 16%, lân 16%, kali 8%, nhưng ở dưới bao bì họ ghi thêm dòng chữ rất nhỏ thành phần chính nitơ 1%, lân 1,5% và kali 1%.
“Đây chính là phân bón giả, phân kém chất lượng nhưng chỉ lực lượng chức năng mới phát hiện ra còn người tiêu dùng là nông dân thì khó mà biết được” - ông Mạnh nói.
Hội nghị tuyên truyền và chia sẻ kinh nghiệm phòng chống phân bón giả, kém chất lượng sẽ tiếp tục được tổ chức tại Bình Định và Vũng Tàu trong tháng 11.2015.
Đại diện doanh nghiệp, Tổng Công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí (PVFCCo, nhà sản xuất kinh doanh phân bón Phú Mỹ) chia sẻ kinh nghiệm của mình, đó là vừa “xây” vừa “chống”.
“Xây” là liên tục có các hoạt động củng cố thương hiệu, đặc biệt là công tác tuyên truyền tới các đại lý và bà con nông dân về các dấu hiệu nhận biết hàng chính hãng, phân biệt với hàng giả, hàng nhái, cũng như các hệ lụy, thiệt hại không đáng có khi kinh doanh hoặc sử dụng sản phẩm giả, nhái.
“Chống” là sử dụng các công cụ pháp lý để đấu tranh với các cá nhân, đơn vị có các hành vi làm hàng giả, hàng nhái hoặc xâm phạm sở hữu trí tuệ.
Cách tốt nhất để ngăn chặn sản xuất phân bón giả, kém chất lượng, theo đại diện PVFCCo, trước hết nên gặp gỡ trực tiếp, tuyên truyền, giải thích để doanh nghiệp tự nhận thức được hành vi vi phạm và tự nguyện khắc phục.
Chỉ khi nào doanh nghiệp né tránh hợp tác thì mới cần biện pháp mạnh hơn là phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước để xử lý theo pháp luật.
Các đại biểu đều cho rằng mức xử phạt còn nhẹ, thấp hơn rất nhiều so với lợi nhuận thu được nên thiếu tính răn đe.
Các doanh nghiệp cũng bày tỏ mong muốn các chi cục QLTT tăng cường kiểm tra, xử phạt các đơn vị sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng để bảo vệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh chân chính cũng như người tiêu dùng, lập lại trật tự thị trường, tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Trong tháng 5-2015, ngư dân huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) vươn khơi đánh bắt xa bờ, ước sản lượng khai thác trong tháng đạt 1.220 tấn, tăng 2,4 lần so với tháng trước; nâng tổng sản lượng khai thác hải sản từ đầu năm đến nay lên 8.560 tấn.
Theo Tổng cục Thủy sản, sản lượng thủy sản trong tháng 5 tăng 2,4% so với tháng 5/2014. Trong đó, sản lượng khai thác đạt 257 nghìn tấn (sản lượng khai thác hải sản đạt 242 nghìn tấn, sản lượng khai thác nội địa đạt 15 nghìn tấn). Lũy kế từ đầu năm, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 2,4 triệu tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2014. Sản lượng nuôi trồng đạt 351 nghìn tấn.
Hội thảo quy hoạch nuôi tôm nước lợ khu vực ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030 tổ chức tại Bạc Liêu là diễn đàn thảo luận giữa các nhà khoa học, doanh nghiệp sản xuất con giống và người nuôi tôm. Vấn đề được các đại biểu quan tâm hàng đầu tại hội thảo là đầu tư hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản và chất lượng tôm giống. Hai nội dung này được bàn luận sôi nổi tại hội thảo.
Tình hình xuất khẩu nông thủy sản từ đầu năm 2015 đến nay gặp khó khăn, giá trị thu về không như mong muốn, nhiều doanh nghiệp hoạt động ì ạch, trong khi các chỉ tiêu phát triển kinh tế bị ảnh hưởng... Gỡ khó cho xuất khẩu nông thủy sản đang được các bộ ngành trung ương và các tỉnh tập trung quyết liệt.
Gần 8 năm đầu tư phát triển chăn nuôi, trang trại của ông Nguyễn Công Bắc ở Hợp tác xã 6, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn được coi là một trong những trang trại điển hình của tỉnh Sơn La về áp dụng phương pháp an toàn sinh học, chăn nuôi khép kín, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đem lại hiệu quả kinh tế, hạn chế tác động môi trường.