Tình Hình Thu Mua Sữa Bò Đã Trở Lại Bình Thường

Ông Dương Đức Đại - Phó Chủ tịch UBND huyện Đơn Dương - khẳng định tại cuộc họp báo cung cấp thông tin về tình hình sản xuất, chăn nuôi và tiêu thụ sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Cụ thể hơn, ông Đại nói: “Sau khi UBND huyện làm việc với đại diện công ty (Cty Cổ phần sữa Đà Lạt - Dalat Milk, nay là TH Milk - PV), Cty đã đồng ý thu mua tất cả lượng sữa mà nhân dân làm ra ngay trong chiều cùng ngày. Đến nay, tình hình tiêu thụ sữa khu vực này ổn định”.
Phó Chủ tịch Dương Đức Đại còn cho biết thêm: Từ 7 giờ đến 8 giờ 30 phút ngày 10/1, có khoảng 30 hộ dân tập trung trước cổng trạm thu mua sữa của Dalat Milk thuộc thôn Cầu Sắt, xã Tu Tra (huyện Đơn Dương) và đã có một số hộ đổ sữa bò ra đường. Nguyên nhân là do Dalat Milk ra thông báo hạn chế chỉ thu mua 16 lít sữa đối với 1 con bò trong một ngày.
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT, trung bình một con bò sữa ở Lâm Đồng cho 20 lít sữa/ngày. Hiện cả Đơn Dương có 8.848 con bò sữa, trong đó có khoảng 50% tổng đàn đã cho sữa với năng suất đạt 6 - 6,2 tấn sữa/con/chu kỳ.
Tại buổi làm việc với UBND huyện Đơn Dương và Sở NN-PTNT Lâm Đồng cách nay vài hôm, đại diện Dalat Milk cho biết: Khả năng thu mua của Cty chỉ khoảng 6.000kg mỗi ngày nhưng hiện lượng sữa của dân nhập nhiều nên Cty đã phải thu mua lên đến 9.000kg mỗi ngày.
Có thể bạn quan tâm

Đó là ông Đỗ Đình Hòa, chủ cơ sở sản xuất meo nấm ở thôn Thượng Sơn, xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn (Bình Định). Hiện cơ sở của ông Hòa chuyên sản xuất meo giống nấm sò, nấm rơm, nấm mộc nhĩ, cung cấp thành phẩm nấm các loại. Từ sản xuất, kinh doanh mặt hàng nấm, ông Hòa có lãi ròng vài trăm triệu đồng/năm.

Do giá mủ cao su trên thị trường giảm mạnh, trồng cao su không có lợi nhuận, thậm chí bị lỗ nên nhiều người ở huyện Đak Đoa (Gia Lai) đã chặt bỏ cây cao su (chủ yếu là cao su tiểu điền) chuyển sang trồng các loại cây khác như hồ tiêu, cà phê nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Theo tin từ Trung tâm Phát triển lâm nghiệp Hà Nội, sau 4 ngày (từ 4/9) tập trung dập ổ dịch sâu róm hại thông trên 27,5ha rừng tại 2 xã Nam Sơn và Phù Linh (huyện Sóc Sơn) bằng thuốc trừ sâu sinh học Kuraba WP, tỷ lệ sâu róm bị diệt trừ đạt 95%. Tỷ lệ này đạt hiệu quả cao so với sử dụng thuốc truyền thống.

Tháng 6-2011, Tổ sản xuất chôm chôm ấp Phụng Đức B, xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách (Bến Tre) được công nhận đạt bộ tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGAP), với diện tích hơn 22ha, có 36 hộ tham gia. Đây là tổ sản xuất chôm chôm theo tiêu chuẩn GlobalGAP đầu tiên của huyện được công nhận. Thế nhưng mô hình rất khó nhân rộng, bởi chi phí quá cao và còn nhiều chuyện phải bàn.

Theo quyết định được Bộ Nông nghiệp Mỹ công bố vào cuối tuần trước, vải và nhãn tươi của Việt Nam sẽ được phép xuất khẩu vào Mỹ nếu đáp ứng được 1 số tiêu chuẩn về vệ sinh-an toàn thực phẩm.