Bình Dương xử phạt 2 cơ sở sử dụng chất cấm trong chăn nuôi

Kết quả kiểm tra vừa được Chi cục Thú y công bố cho thấy, với 70 mẫu nước tiểu và thức ăn được lấy tại 36 cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, lực lượng chức năng đã phát hiện 2 mẫu dương tính với chất Salbutamol thuộc nhóm Beta- Aginist tại 2 cơ sở chăn nuôi thuộc phường Thái Hòa, TX.Tân Uyên và phường Tân An, TP.Thủ Dầu Một.
Chi cục Thú y đã tiến hành lập hồ sơ, thủ tục xử phạt mỗi cơ cở 5 triệu đồng theo quy định hiện hành; yêu cầu chủ cơ sở không được sử dụng chất cấm trộn vào thức ăn, nước uống và không được xuất bán heo cho đến khi có kết quả xét nghiệm âm tính.
Có thể bạn quan tâm

Giá trái ca cao tươi bán tại vườn hiện nay có mức từ 5.000 - 5.200 đồng/kg, tăng khoảng 2.000 đồng/kg so cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến, giá ca cao sẽ tiếp tục đứng ở mức cao, vì theo dự báo của Tổ chức Ca cao quốc tế (ICO), các nguồn cung cấp ca cao toàn cầu đang trải qua thời kỳ thiếu hụt dài nhất trong vòng hơn 5 thập kỷ qua.

Ông Bùi Đăng Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long tỉnh Bình Thuận, vừa cho biết, thanh long Bình Thuận vẫn được xuất khẩu bình thường sang Trung Quốc và các thị trường khác.

Bằng mô hình sản xuất đa canh kết hợp (lúa + vườn + ao + chuồng), bà Nguyễn Thị The (ngụ ấp Vĩnh Thắng, xã Vĩnh Khánh) thu bạc tỷ mỗi năm, khiến bạn nhà nông bắt chước làm theo. Điều đáng nể hơn, sản xuất từ vùng kinh tế mới giúp bà giàu có, trở thành “Nông dân giỏi” của huyện Thoại Sơn và tỉnh An Giang nhiều năm liền.

Vụ đông xuân vừa qua, nông dân hai xã Dak Nuê và Dak Niêng (huyện Lak, Đắk Lắk) đã gieo trồng giống ngô NK67 được nhập khẩu bởi Công ty TNHH Syngenta và do Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang cung cấp. Nhưng sau gần 4 tháng gieo trồng, đến khi thu hoạch loại ngô này không cho hạt, gây thiệt hại cho nhiều gia đình.

Đã có nhiều doanh nghiệp đăng ký tham gia quy hoạch diện tích vùng nguyên liệu thông qua cánh đồng lớn, tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất ổn trong hợp tác sản xuất lúa giữa các bên trong mô hình mới này.