Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam những dấu hiệu khả quan
Mỹ, thị trường NK lớn nhất cá ngừ Việt Nam chiếm 40,8% tỷ trọng đã có sự tăng trưởng khả quan khi giá trị XK sang đây đạt 76,3 triệu USD, tăng 10%.
XK cá ngừ của Thái Lan giảm do gặp nhiều khó khăn đã phần nào tạo cơ hội cho cá ngừ của Việt Nam trên thị trường Mỹ. Thái Lan hiện là nước cung cấp cá ngừ lớn nhất cho Mỹ tuy nhiên, thống kê từ Trung tâm Thương mại thế giới (ITC) cho thấy NK cá ngừ Thái Lan vào Mỹ trong 4 tháng đầu năm giảm 12,2% trong khi NK từ Việt Nam tăng 5,4%.
Mặc dù XK sang khu vực EU nói chung giảm 21,2% với giá trị đạt 45,9 triệu USD, nhưng XK sang Tây Ban Nha 5 tháng đầu năm nay tăng 81,8% đạt 7,1 triệu USD và nước này trở thành thị trường tiêu thụ cá ngừ Việt Nam lớn thứ hai sau Đức trong khu vực này.
Ngoài Mỹ, Tây Ban Nha, trong 5 tháng đầu năm cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh trong XK cá ngừ sang ASEAN và Mexico. Đối với thị trường ASEAN, cá ngừ Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội bởi cộng đồng kinh tế ASEAN sớm được thành lập, mở ra cho Việt Nam nhiều thị trường tiềm năng trong khu vực năng động này.
XK cá ngừ sang Mexico trong năm nay có nhiều triển vọng bởi nước này đang phải áp dụng các biện pháp bảo tồn nguồn lợi cá ngừ. Việc thiếu nguồn nguyên liệu cho chế biến sẽ thúc đẩy Mexico gia tăng NK từ nước ngoài.
Tính đến hết tháng 5/2015, XK cá ngừ sang Nga tăng mạnh nhất trong nhóm 10 thị trường chính với mức tăng 174,4% cũng cho thấy đây là thị trường tiềm năng cho cá ngừ Việt Nam trong năm nay và nhiều năm tới nhờ FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu vừa mới được ký kết và sớm có hiệu lực với cam kết 0% cho hàng thủy sản NK vào khu vực này.
Có thể bạn quan tâm
Việc nuôi tôm không tuân thủ khung lịch mùa vụ và khuyến cáo kỹ thuật cộng với khó khăn trong kiểm soát dịch là những lý do khiến dịch bệnh trên tôm phức tạp ngay từ đầu vụ tại một số tỉnh ở Nam Trung Bộ và ĐBSCL.
Tuy không làm giàu nhanh nhưng việc tận dụng ao vườn để thả nuôi các loại thủy - hải sản cũng tạo thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình. Ông Lê Văn Nhịn ở Ấp 8 (xã Hòa Hiệp - Tam Bình - Vĩnh Long) đã “sống được” với mô hình nuôi tôm càng xanh.
Sau gần 5 năm gắn bó với nghề chăn nuôi, anh Trần Văn Hiếu, thôn Bích La, xã Triệu Đông (Triệu Phong, Quảng Trị) đã rút ra một kinh nghiệm quý báu: “Với tiềm năng, thổ nhưỡng ở địa phương, muốn vươn lên khá giả cần phải có sự chuyển đổi trong cách thức làm kinh tế, đồng thời nắm bắt được nhu cầu thị trường và tìm đầu ra thích hợp cho sản phẩm”. Chính ý chí ham học hỏi và quyết tâm làm giàu đã giúp anh Hiếu thành công với mô hình chăn nuôi vịt khép kín.
Trồng dưa leo trong vườn cao su là sáng kiến của anh Hồ Ngọc Phố ở ấp 8C, xã Lộc Hòa (Lộc Ninh - Bình Phước). Tuy mới đưa vào thử nghiệm nhưng bước đầu mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ ngày 1.7.2012, hàng năm, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước.