Tin vui dồn dập với vải thiều

Vì thế, trong tuần tới, Công ty Ánh Dương Sao sẽ tiếp tục xuất khẩu lô hàng thứ 2 sang thị trường này. Cùng thời gian này, Công ty Rồng Đỏ cũng xuất vải đi Mỹ, Úc và thị trường Liên minh Châu Âu (EU).
Hiện Việt Nam có 17 nhà máy đóng gói trái cây tươi được Mỹ cấp mã số nhưng toàn bộ đều ở phía Nam nên các nhà xuất khẩu vải phải vận chuyển nguyên liệu bằng máy bay vào TP HCM để sơ chế, đóng gói và chiếu xạ mất nhiều thời gian và chi phí.
Mới đây, Công ty Rồng Đỏ đã xúc tiến xây dựng cơ sở đóng gói theo tiêu chuẩn của Mỹ tại tỉnh Hải Dương. Dự kiến vào ngày 7-6 tới, Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam phối hợp với cơ quan đồng cấp Mỹ sẽ đến thẩm định và cấp mã số cho nhà máy này. Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, doanh nghiệp xuất khẩu vải sau khi mua nguyên liệu sẽ tiến hành sơ chế, đóng gói ngay tại Hải Dương, sau đó mới vận chuyển bằng xe lạnh vào TP HCM để chiếu xạ trước khi xuất khẩu đi Mỹ, Úc.
Việc có nhà máy đóng gói đạt chuẩn tại vùng nguyên liệu sẽ giúp cho vải tươi giữ được mẫu mã đẹp hơn, tiết kiệm chi phí, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp khi xuất khẩu.
Trong ngày 2-6, Bộ Khoa học & Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 3 tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Giang đã ký biên bản ghi nhớ cam kết với đại diện 6 nước trên thế giới nhằm đưa vải thiều Việt Nam đạt tiêu chuẩn xuất khẩu lên khoảng 50.000- 100.000 tấn vải/ năm.
Theo đó, các bên sẽ hợp tác chặt chẽ để tổ chức triển khai đưa các ứng dụng khoa học công nghệ vào việc trồng vải, bảo quản, chế biến đạt tiêu chuẩn và xuất khẩu sang nước ngoài. Tổ chức các chương trình marketing phát triển thị trường cho các sản phẩm này tại nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ còn gần 3 tháng nữa, Hiệp định thương mại kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ được quốc hội 12 nước tham gia phê chuẩn để đi vào thực tiễn. Cuối năm 2015, 10 nước Đông Nam Á cũng sẽ “hội tụ” một nhà trong khối kinh tế Asean.

Lãnh đạo Nhà máy đường Biên Hoà Tây Ninh công bố chính sách thu mua mía vụ 2015 - 2016. Theo đó, giá thu mua mía cơ bản từ đầu đến cuối vụ chế biến là 900.000 đồng/tấn 10 CCS tại ruộng, trên xe vận chuyển.

Diện tích hồ tiêu khó kiểm soát, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, Tiến sĩ Nguyễn Quang Chơn-Phó Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học-Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam đã có một số khuyến cáo với ngành hồ tiêu và người trồng hồ tiêu.
Đến thời điểm này toàn tỉnh Đắk Lắk có 23 đơn vị tham gia đánh giá chứng nhận cà phê đạt tiêu chuẩn quốc tế UTZ Centified với 20.056 nông hộ, tổng diện tích là 25.896 ha (chiếm gần 13% diện tích cà phê toàn tỉnh), sản lượng đạt khoảng 88.474 tấn.
Theo Ban Quản lý Dự án cánh đồng mẫu lớn (CĐML), từ năm 2011 - 2015, hơn 550ha lúa sản xuất theo CĐML ở xã Tân Long (Mang Thít - Vĩnh Long) đã đóng góp lợi nhuận cho nông dân tham gia trên 100 tỷ đồng.