Nuôi Vịt Kiểu Mới, Cho Thu Nhập Cao Ở Đồng Nai

Xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) là vùng đất trắng, bạc màu nên sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Để vươn lên thoát nghèo, nhiều nông dân đã mạnh dạn mở trang trại chăn nuôi, điển hình là ông Nguyễn Kính đã xây dựng mô hình vườn - ao - chuồng đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Sau nhiều năm làm ăn không thành công tại TP. Hồ Chí Minh, ông Kính về xã Xuân Tâm mua đất trồng cỏ nuôi bò, nhưng do chưa nắm vững các kỹ thuật nên ông bị thất bại. Không nản chí, ông quay về thành phố tham quan các mô hình kinh tế, học hỏi kinh nghiệm nuôi vịt siêu thịt với quyết tâm làm lại từ đầu.
Được sự giới thiệu của bạn bè, ông đã xây dựng chuồng trại và nuôi 1 ngàn con vịt siêu thịt Grimaud. Lứa đầu tiên dù huề vốn nhưng ông rất tự tin mình sẽ thành công với mô hình này. Sau đó, ông đưa về 1.200 con và tổ chức nuôi với quy mô chuồng trại khoa học hơn. Ngoài trời, ông để những máng ăn di động, trên máng ăn là tấm che mưa nhưng ông làm thành 2 mái che, giúp vịt có thể vừa tránh mưa vừa có thể ăn được. Do khu vực này không có ao, hồ nên ông xây máng nước cho vịt tắm. Hệ thống này được bơm nước giếng vào và thay nước thường xuyên. Nhờ tính toán kỹ và đầu tư khoa học nên đàn vịt của ông Kính mau lớn. Theo tính toán của ông, nuôi 1.200 con vịt trong vòng 49 ngày đạt trọng lượng từ 3,2 đến 4 kg/con. Với giá bán hiện nay là 40 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí đầu tư thức ăn và công chăm sóc, ông còn lãi khoảng 40 triệu đồng.
Không chỉ lợi nhuận từ vịt siêu thịt, ông Kính còn có thêm nguồn thu cả trăm triệu đồng từ tiền bán gà và cá. Tận dụng nguồn thức ăn rơi vãi từ nuôi vịt, ông nuôi thêm 500 gà thả vườn. Bên cạnh đó, từ nguồn nước của vịt tắm, ông đào ao và nuôi trên 3 ngàn con cá trê để bán ra thị trường.
Từ việc thành công với mô hình vườn - ao - chuồng, ông Kính đang lên kế hoạch mở rộng quy mô, nâng tổng đàn vịt lên 2 ngàn con. Ông cho biết, để hạn chế dịch bệnh đàn vịt đã được công ty tiêm vaccine sau 15 ngày tuổi. Riêng với đàn gà, ông tự nghiên cứu học hỏi và tổ chức vệ sinh phòng dịch kỹ càng trước mỗi chu kỳ nuôi nên ông rất yên tâm với tình hình dịch bệnh ở trang trại của mình.
Có thể bạn quan tâm

Vụ nuôi trồng thủy sản năm nay, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) đưa vào thả nuôi 635 ha thủy sản nước lợ. Đến ngày 31/8, toàn huyện đã thu hoạch 100% diện tích thả nuôi.

Ngày 21/8, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình tại xã An Hải, huyện Tuy An. Đây là mô hình thuộc dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Phú Yên.

Từ nguồn vốn khoa học công nghệ huyện năm 2014, Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề tài “Thử nghiệm nuôi cá chạch bùn thương phẩm” tại 2 hộ dân ở tổ dân phố 2 và tổ dân phố 10, thị trấn Mađaguôi.

Giai đoạn 2012 - 2014, cùng với sự tự vươn lên của hội viên, Hội Nông dân huyện Quế Sơn đã phối hợp tổ chức 172 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho 15.280 lượt hội viên; phối hợp mở 24 lớp dạy nghề nông nghiệp, thú y, sản xuất phân hữu cơ vi sinh.

Các thương lái đến tận các làng cá thuộc phường Tân Mai, Tam Hiệp, Thống Nhất… để thu mua với giá 70.000-120.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng so với năm ngoái. Nhìn chung, đợt cá lăng lần này phát triển tốt và đạt năng suất cao, bình quân mỗi bè lãi từ 500 triệu đến vài tỉ đồng.