Nhiều Diện Tích Lúa Mới Xuống Giống Bị Thiệt Hại Do Mưa Nhiều Ở Sóc Trăng
Trong gần 2 tuần qua, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã có mưa liên tục làm nhiều vùng nông dân đang xuống giống vụ lúa mùa và thu đông bị thiệt hại do nước ngập sâu nguy cơ gây thiệt hại trắng hàng trăm ha.
Không chỉ thiệt hại hàng chục ha lúa ở xã An Ninh, nhiều diện tích lúa mùa và thu đông mới xuống giống ở các địa phương khác tại huyện Châu Thành, Mỹ Tú, Ngã Năm, Thạnh Trị cũng đang lâm vào cảnh bị ngập sâu 20 - 40 cm. Tại huyện Ngã Năm, trạm bơm của huyện hoạt động hết công suất để bơm nước chống úng, nhưng vẫn không kịp do mưa lớn cứ tiếp tục đổ xuống.
Hiện toàn tỉnh Sóc Trăng đã xuống giống được gần 20.000 ha lúa mùa, trong đó có 15.600 ha là lúa thu đông. Nếu trong những ngày tới trời tiếp tục mưa thì có thể khoảng 20 - 30% diện tích này bị ảnh hưởng và tiến độ xuống giống sẽ chậm lại đáng kể. Ở những địa phương làm 3 vụ lúa/năm, nông dân Sóc Trăng đang chuẩn bị gieo sạ lúa đông xuân sớm. Mưa lớn liên tiếp đang cảnh báo nguy cơ ngập úng gây chết lúa cục bộ đối với những vùng đất thấp, khó chủ động tiêu úng.
Ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh Sóc Trăng đang huy động bà con khắc phục bằng cách bơm, tát chống úng, đồng thời khuyến cáo nông dân tạm ngưng gieo sạ lúa ở những vùng đất thấp chờ hết đợt mưa, tránh thiệt hại tiếp theo...
Có thể bạn quan tâm
Khóm Cầu Đúc là một trong những đặc sản của tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên, thu nhập của người trồng khóm chưa được đảm bảo, do giá cả bấp bênh. Vì vậy, cần có giải pháp để nâng cao giá trị cho loại nông sản này, góp phần cải thiện điều kiện kinh tế cho người trồng khóm.
Tháng 9/2012, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Điện Biên Đông triển khai trên địa bàn xã Keo Lôm, Dự án Hỗ trợ mô hình trồng lạc giống mới TB 25. Đây là một trong những hợp phần của Chương trình 135/CP giai đoạn II nhằm hỗ trợ nhân dân các dân tộc vùng cao trên địa bàn huyện phát triển trồng trọt. Dự án mở ra hướng mới cho việc phát triển cơ cấu cây trồng, tận dụng và cải tạo đất nông nghiệp trên địa bàn.
Thị trấn Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi có thế mạnh về sản xuất lúa, chăn nuôi và nuôi một số loài thủy sản có giá trị kinh tế. Những năm qua được sự quan tâm của chính quyền địa phương, nhiều nông dân đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó kinh tế địa phương ngày càng phát triển hơn. Điển hình trong số những nông dân làm kinh tế giỏi của thị trấn Châu Hưng là ông Giang Đông Nuol ngụ tại ấp Nhà Thờ với mô hình nuôi cá bống tượng theo hình thức dây chuyền khép kín.
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp huyện Điện Biên Đông, mô hình nhân rộng nuôi cá hệ VAC ở xã Na Son là một trong những mô hình khuyến nông điển hình giúp người dân ứng dụng KHKT trong nuôi trồng thuỷ sản. Sau 3 năm triển khai, mô hình có sức lan tỏa rộng, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân trên địa bàn…
Mặc dù thời điểm hiện nay, dưa hấu Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang bán được với giá cao, nhưng người trồng dưa vẫn lỗ vì điệp khúc “được giá nhưng không được mùa”.