Hội Thảo Mô Hình Nuôi Thí Điểm Cá Rô Đầu Vuông Ở Xã Tân Hòa (Đak Lak)

Chi cục Thủy sản Đak Lak vừa phối hợp với UBND xã Tân Hòa, huyện Buôn Đôn tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi thử nghiệm cá rô đầu vuông thương phẩm trong ao bằng thức ăn viên tổng hợp tại hộ ông Hà Đình Phùng, thôn 2.
Mô hình này bắt đầu nuôi thí điểm từ đầu tháng 5-2012 (cùng với 3 mô hình khác tại huyện Cư M’gar, Krông Pak và TP. Buôn Ma Thuột) với diện tích 250 m2, mật độ nuôi 30 con/m2. Qua thực tế nuôi cho thấy: cá rô đầu vuông dễ nuôi, ít bị bệnh, phù hợp với điều kiện khí hậu, nguồn nước của địa phương, đạt năng suất cao, tỉ lệ sống trên 80%, đều lứa, trọng lượng bình quân 2,5 gam/con.
Theo tính toán, với diện tích ao, hồ như trên, có thể nuôi 7.500 con, cùng với chi phí thức ăn, thuốc phòng trị bệnh trên 33 triệu đồng, sau 4 tháng sẽ cho thu hoạch khoảng 1,5 tấn, có thể thu lãi gần 35 triệu đồng.
Tại hội thảo, các chuyên viên kỹ thuật của Chi cục Thủy sản đã hướng dẫn kỹ thuật xử lý ao hồ, lượng thức ăn theo thể trọng cá qua từng thời kỳ phát triển… khuyến khích bà con nhân rộng mô hình nuôi đại trà trên địa bàn huyện.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân đầu tiên ở đất Cảng mạnh dạn đầu tư trồng măng tây. Hai năm nay, bình quân mỗi năm anh Cảnh lãi ròng 200 triệu đồng từ 5 sào “rau xanh cao cấp” này.

Tự đi Nga, Trung Quốc, Thái Lan học hỏi nghề nông, du nhập được 2 giống chanh quý mang về nước, thuê mượn đất chỉ chuyên canh cây chanh, lợi nhuận 2 tỷ/năm

Từ việc chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang trồng dưa lê siêu ngọt VietGAP, nhiều hộ dân ở xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) thu lãi gần chục triệu đồng

Triển khai từ năm 2016, mô hình trồng giống dâu lai mới và nuôi tằm tập trung khẳng định hiệu quả kinh tế cao, thu nhập từ kén đạt gần 200 triệu đồng/ha dâu.

“Được cấy lúa” thì hầu như người nào cũng biết. “Được cấy lúa” là tên do nhiều người dân địa phương gọi anh nông dân Đỗ Văn Được