5 tỉnh dẫn đầu sản lượng tôm
Cà Mau
6 tháng đầu năm, diện tích thả nuôi trên 267.000 ha, Cà Mau dẫn đầu cả nước về sản lượng tôm thu hoạch với 84.440 tấn (tôm thẻ chân trắng (TTCT) 30.513 tấn, tôm sú 53.927 tấn). Tuy nhiên, thời gian qua, nuôi tôm tại Cà Mau cũng gặp nhiều khó khăn do tình trạng tôm chết diễn biến phức tạp, yếu tố thời tiết, thiếu vốn sản xuất, ao đầm ô nhiễm nhiều vụ, khó cải tạo, giá tôm nguyên liệu xuống thấp, giá bán tôm nguyên liệu rẻ hơn giá đầu vào... Người nuôi mong muốn cơ quan quản lý nhà nước có những chính sách hỗ trợ diện tích tôm bị thiệt hại, tăng cường quản lý chất lượng con giống, vật tư đầu vào, khuyến khích các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thu mua tôm nội địa…
Bạc Liêu
Bạc Liêu đã thu hoạch 34.605 tấn tôm trong 6 tháng đầu năm (TTCT 5.542 tấn, tôm sú 29.063 tấn), với diện tích thả nuôi 117.628 ha. Thời gian qua, Bạc Liêu đã triển khai mô hình nuôi tôm thâm canh, cánh đồng tôm mẫu, nuôi tôm theo công nghệ sinh học… giúp đạt năng suất, chất lượng cao. Tuy nhiên, tôm nuôi bị thiệt hại cũng tăng, do thời tiết bất lợi, con giống… Ngành nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân như: cử cán bộ kỹ thuật bám sát vùng nuôi, hướng dẫn người dân xử lý thiệt hại; thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường để phổ biến, hướng dẫn người nuôi tôm, thông báo lịch điều tiết nước để các hộ dân nắm rõ...
Kiên Giang
6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã thu hoạch trên 20.000 tấn tôm (TTCT trên 4.000 tấn, tôm sú trên 15.000 tấn), thả nuôi trên 97.000 ha. Sản lượng tôm tăng so với cùng kỳ năm ngoái, do hiện nay đã vào thời điểm thu hoạch tôm nuôi chính vụ, gồm tôm nuôi công nghiệp, quảng canh cải tiến và tôm - lúa. Năm nay, ngành nông nghiệp Kiên Giang phấn đấu đạt sản lượng tôm 52.000 tấn.
Sóc Trăng
Tính đến cuối tháng 6, tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại khoảng 5.500 ha, chiếm hơn 29% diện tích đã thả nuôi. Vụ tôm nuôi 2015, Sóc Trăng tiếp tục là điểm nóng tôm nuôi bị thiệt hại. Tuy nhiên, với trên 12.000 tấn tôm đã thu hoạch trong 6 tháng (TTCT trên 1.300 tấn, tôm sú trên 11.000 tấn), sản lượng tôm tỉnh này vẫn cao thứ tư trong nước. Cũng thời gian này, đã thả nuôi trên 20.000 ha, chiếm hơn 40% kế hoạch. Từ nay đến cuối năm, Sóc Trăng còn khoảng 35.000 ha, dự kiến diện tích này được thả nuôi trong thời gian tới.
Bến Tre
Với trên 16.000 tấn tôm (TTCT trên 12.000 tấn, tôm sú 4.500 tấn) thu hoạch trong 6 tháng, đã đưa Bến Tre trở thành tỉnh có sản lượng tôm thu hoạch lớn thứ năm trong nước. Tỉnh đã thả nuôi trên 30.000 ha tôm nước lợ. Dự kiến, năm nay tổng diện tích nuôi TTCT tại Bến Tre khoảng 4.390 ha, sản lượng tôm 56.000 tấn. Thời gian qua, dịch bệnh trên tôm tiếp tục diễn biến phức tạp, ngành nông nghiệp Bến Tre khuyến cáo người nuôi tập trung xử lý ao nuôi để dứt điểm nguồn dịch bệnh, chọn mua tôm giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có chứng nhận kiểm dịch, không xả thải nước ra môi trường xung quanh khi tôm chết.
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, nhiều người ở huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) đã triển khai thành công mô hình nuôi chim bồ câu theo hướng công nghiệp - đầu tư ít mà nhanh thu hồi vốn. Tuy nhiên, mô hình này cũng đang đứng trước không ít khó khăn về vấn đề tiêu thụ.
Trong đó: 2.916ha ngô; 1.510ha lúa nương; 591,9ha sắn; còn lại những loại cây trồng khác. Vụ đông xuân năm nay ở Mường Chà được mùa là động lực để bà con nông dân tích cực làm cỏ đợt 1 và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho các loại cây trồng trên nương.
Chiều 2-6, Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đến thời điểm này, đã có hơn 56ha tôm bị dịch bệnh, chủ yếu là bệnh đốm trắng do virus gây nên, chiếm khoảng 10% diện tích hồ nuôi. Dịch bệnh xảy ra nhiều nhất ở huyện Tư Nghĩa với trên 30ha, huyện Bình Sơn gần 10ha. Tại Bình Định, theo cơ quan chuyên môn, cũng đã có hơn 70ha mặt nước nuôi tôm bị dịch bệnh phải thu hoạch sớm…
Những năm gần đây, nông dân tại nhiều quận, huyện ở TP Cần Thơ, nhất là tại quận Thốt Nốt và Ô Môn đã tích cực phát triển trồng cây mè trên chân ruộng lúa trong vụ hè thu hằng năm. Cách sản xuất luân canh giữa lúa và hoa màu này đã giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất đáng kể so với làm 3 vụ lúa trong năm …
Cây dược liệu Atisô đang được cấp ủy, chính quyền và người dân huyện Quản Bạ đặt nhiều kỳ vọng cho một cuộc sống mới của đồng bào các dân tộc huyện nhà: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người dân...