Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Băn khoăn chất lượng giống, vật tư đầu vào

Băn khoăn chất lượng giống, vật tư đầu vào
Ngày đăng: 30/07/2015

Người nuôi khổ đủ bề

Ông Lâm Văn Khiếm, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Nuôi tôm công nghiệp Tân Long (ấp Tân Long, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi) nhìn nhận: "Người dân nuôi tôm công nghiệp đa phần theo cảm tính, vì lợi nhuận trước mắt, mở rộng diện tích nuôi nhanh chóng. Khi bị dịch bệnh, không còn vốn tái sản xuất thì tôm tìm đến đại lý để hợp tác tái đầu tư nuôi tiếp, mong có cơ hội trả nợ”. Đương nhiên, người nuôi phải chấp nhận rủi ro về chất lượng con giống, các loại thuốc xử lý môi trường ao nuôi..., bởi thỏa thuận chia hoa hồng giữa các công ty thuốc, tôm giống với đại lý. Do đó, khi người nuôi tôm mua thức ăn của đại lý nào thì phải mua con giống, thuốc tại đại lý đó. Thực trạng này vẫn tiếp diễn, người nuôi tôm vẫn đang phải đối mặt.       

Tiếp thị các sản phẩm với hình thức tiếp thị bao bì bắt mắt tới người nuôi tôm khi đưa ra các khuyến mãi trên từng sản phẩm, như “mua một tặng một”... Một số công ty sản xuất kinh doanh vì lợi nhuận, chiết khấu cao cho các đại lý, nên nhiều đại lý phát hiện sản phẩm có vấn đề về chất lượng cũng không tố giác cơ quan chức năng mà âm thầm bán cho người dân. Một số hộ nuôi tôm thiếu hiểu biết, sử dụng vật tư này phục vụ ao nuôi của mình, một số khác tham gia kinh doanh bằng cách bán lại người nuôi trong vùng để thu lợi nhuận...

Ông Lê Song Hùng, Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cho biết: “Một số sản phẩm khi người dân sử dụng phát hiện không có hiệu quả thì lại được các công ty cải biến, thay đổi nhãn hiệu với thành phần và công dụng... để lại bán người nuôi tôm. 

“Bên cạnh đó, nhiều công ty sản xuất con giống, vật tư nông nghiệp đưa nhân viên kỹ thuật đến các đại lý thực hiện xét nghiệm bệnh tôm cho người nuôi như: lấy mẫu gan tụy và ruột tôm để soi tươi trên kính hiển vi, nhằm chẩn đoán và kê toa bán thuốc, nhưng thực chất không tìm ra nguyên nhân và tôm vẫn cứ chết…” - Ông Hùng cho biết thêm.

Chuyển hướng tháo gỡ

Trong khi chờ sự định hướng, gỡ khó của ngành chức năng thì người nuôi tôm phải tự tìm hướng đi. Một trong những cách làm chính là tham gia HTX. Ở đây, HTX đã phát huy vai trò điều hành, nêu cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường vùng nuôi, hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận cho xã viên.

Ông Nguyễn Văn Làm (ấp Cái Đôi Nhỏ, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân) cho biết: Về con giống, các tổ viên luôn tìm công ty có uy tín, xét nghiệm nghiêm túc trước khi thả. Về vật tư nông nghiệp, ký hợp đồng với công ty thuốc, được công ty chiết khấu hoa hồng trực tiếp cho xã viên nên xã viên tiếp cận được vật tư nông nghiệp với giá gốc và có chất lượng hơn. Từ đó lợi nhuận tăng.

Ngành chức năng đang có hướng đi khả quan hơn. Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau Lê Văn Sử cho biết, Sở đang chỉ đạo đơn vị trực thuộc Sở tổng kết, thống kê lại những công ty giống được người mua trong tỉnh đánh giá cho hiệu quả cao. Qua đó, phối hợp với doanh nghiệp giống để cùng hỗ trợ cho hộ nuôi, bằng phương pháp bán con giống kết hợp với Chi cục nuôi, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tập huấn kỹ thuật. Chi cục Quản lý chất lượng sẽ tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu vào.

Với cách làm trên sẽ từng bước tạo điều kiện cho những công ty giống, thuốc, vật tư nông nghiệp làm ăn chân chính đem lại hiệu quả cho nông dân được phát huy năng lực. Đồng thời, với cách làm trên sẽ từng bước loại dần những công ty giống, thuốc, vật tư nông nghiệp kém chất lượng, hàng giả… ra khỏi thị trường, “sân chơi” đầy rủi ro này.


Có thể bạn quan tâm

Dân “Méo Mặt” Vì Giá Lúa Dân “Méo Mặt” Vì Giá Lúa

Mấy năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi nên vụ hè thu nào gia đình ông Nguyễn Hữu Đức (thôn Tiến Bộ, Thạch Tân - Thạch Hà) cũng làm hết đất canh tác. Năm nay, 1 mẫu ruộng, gia đình ông thu hơn 2 tấn lúa, được xem là vụ hè thu bội thu nhất từ trước tới nay.

13/10/2014
Trồng Hoa Hồng Trong Nhà Kính Trồng Hoa Hồng Trong Nhà Kính

Cũng do gia cảnh khó khăn, học đến cấp 3, Đồng nghỉ học ở nhà phụ giúp bố mẹ làm nông. Năm 2.000, Đồng lập gia đình, khi “ra riêng” được bố mẹ cho 1 sào đất (1.000 m2) để làm nông. Ban đầu, anh tiếp tục gắn bó với cây rau, nhưng giá rau bấp bênh nên cuộc sống không ổn định. Không chấp nhận tình cảnh này, Đồng đi khắp các nhà vườn ở địa phương để tham quan, tìm hiểu mô hình sản xuất phù hợp.

13/10/2014
Thu Gom Ốc Bươu Vàng, “Nhất Cử Lưỡng Tiện” Thu Gom Ốc Bươu Vàng, “Nhất Cử Lưỡng Tiện”

Chỉ chừng 2 năm qua do nước lũ đầu nguồn không đổ về nhiều, phần do nhiều người bắt ốc và biết tận thu nguồn lợi này làm mồi nuôi cá đồng, tôm sú nên ốc ít dần.

13/10/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Kết Hợp Ở Huyện Nông Cống Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Kết Hợp Ở Huyện Nông Cống

Nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Nông Cống đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, thực hiện thành công nhiều chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có việc phát triển các mô hình chăn nuôi kết hợp, tạo việc làm và ổn định đời sống nhân dân.

13/10/2014
Nông Dân Mường Lát Đoàn Kết Giúp Nhau Phát Triển Kinh Tế Nông Dân Mường Lát Đoàn Kết Giúp Nhau Phát Triển Kinh Tế

Qua đó, các hội viên áp dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi trong gia đình. Với phương thức “cầm tay chỉ việc”, HND xã đã phân công cán bộ trực tiếp xuống cơ sở, đến từng gia đình hội viên hướng dẫn, giúp đỡ nông dân làm kinh tế, cùng vươn lên làm giàu.

13/10/2014