Tái cơ cấu trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao

Theo Bộ NN&PTNT, sau hai năm triển khai tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt, giá trị sản xuất mỗi năm tăng từ 3% trở lên. Cụ thể, giá trị sản phẩm thu được trên 1ha đất trồng trọt tăng từ 72,8 triệu đồng năm 2012 lên 79,3 triệu đồng năm 2014. Nhiều mô hình cánh đồng lớn sản xuất lúa gạo, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị như vùng sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả: vùng cao su, cà phê, điều, hồ tiêu, vùng chè, vùng cây ăn quả... được xây dựng và có hiệu quả.
Tuy nhiên, lĩnh vực trồng trọt vẫn còn những tồn tại nhất định như tốc độ tăng trưởng lĩnh vực trồng trọt 6 tháng đầu năm 2015 chỉ đạt dưới 2%; năng suất, chất lượng một số loại nông sản nước ta còn thấp, giá thành cao, thị trường tiêu thụ chưa ổn định...
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh, để tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt hiệu quả, các địa phương cần quan tâm đến phát triển các hình thức tổ chức của nông dân như tổ hợp tác, HTX, các hiệp hội... tổ chức lại sản xuất cho nông dân nhằm tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa tập trung chất lượng cao, đồng đều phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu; tăng cường liên kết giữa nông dân, các tổ chức của nông dân và doanh nghiệp để hợp tác đầu tư sản xuất kinh doanh tiêu thụ sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Vừa có thực phẩm giàu dinh dưỡng, vừa tô điểm cho khu vườn thêm xinh, đây được xem là thời điểm thích hợp để những người yêu trồng trọt cùng "chinh phục" những cây cà tím đấy nhé!

Có dịp về thăm Đô Lương (Nghệ An), ai cũng dễ dàng nhận thấy sự thay đổi rõ rệt nhất là hệ thống giao thông từ trung tâm huyện đến các xã vùng chiêm trũng hay đồi núi đều được trải nhựa, đổ bê tông phẳng lì, không ai nghĩ đây từng là huyện thuần nông nghèo khó ngày nào.

UBND TP.Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 13 về việc tăng cường công tác phòng, chống hạn hán, đối phó với hiện tượng El Nino trên địa bàn thành phố.

Không chỉ nổi tiếng là vùng có sản lượng lúa chất lượng cao lớn, tỉnh Sóc Trăng còn có những mô hình giúp cho nhà nông tiếp cận được kỹ thuật mới, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong đó, tiêu biểu là mô hình áp dụng “3 giảm 3 tăng” và kỹ thuật trồng lúa SRI.

Với 700 hộ nuôi rắn truyền thống đảm bảo được thu nhập khá, nhiều người dân xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) đã đóng góp tích cực trong việc xây dựng nông thôn mới (NTM). Dự kiến, cuối năm 2015 này, xã Vĩnh Sơn sẽ hoàn thành toàn bộ 19 tiêu chí NTM.