Tìm lối ra cho thị trường nông sản

Theo ông Võ Hoàng Anh- Giám đốc marketing Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) - việc “giải cứu” nông sản như đã làm chỉ là giải pháp tình thế, giải quyết phần ngọn vấn đề. Để hạn chế tình trạng sản xuất tràn lan, cung vượt cầu gây ùn ứ, rớt giá và bảo vệ quyền lợi người trồng thì nhà nước phải nghiên cứu được các thông tin về năng lực sản xuất, cung ứng, tiêu thụ của thị trường để cảnh báo cho nông dân, DN.
Ngoài ra cần có những chính sách hỗ trợ trong việc xây dựng một hệ thống phân phối rộng lớn trên toàn quốc thì người nông dân và khách hàng đều hưởng lợi về giá cả và chất lượng.
Có một thực tế, giá bán các loại nông sản luôn có sự chênh lệch lớn từ người dân cho đến tay người tiêu dùng. Ở Sóc Trăng, Đà Lạt, giá hành tím chỉ 3.000 – 4.000 đồng/kg nhưng ở các chợ tại TP. Hồ Chí Minh, giá hành tím vẫn dao động từ 17.000 – 20.000 đồng/kg. Trái thanh long ở Long An giá bán chỉ 5.000 đồng/kg thì ở Hà Nội, người tiêu dùng vẫn phải mua với giá từ 40.000 – 45.000 đồng/kg. Thực tế đó đòi hỏi vai trò và trách nhiệm của các cơ quan chức năng cần tìm hiểu tại sao có mức giá chênh lệch như vậy, việc liên kết thu mua giữa nông dân và DN thông qua hợp đồng giữa các bên có thực hiện được hay không hay đa phần nông sản đều qua tay thương lái rồi mới đến người tiêu dùng.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo thương vụ và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ DN phát triển thị trường, đặc biệt là các thị trường trọng điểm của Việt Nam. Đồng thời, Bộ sẽ chủ động phối hợp với các hiệp hội, ngành hàng để chia sẻ thông tin, giúp DN hoạch định chính sách và chiến lược kinh doanh. |
Bên cạnh thị trường tiêu thụ trong nước thì trên thị trường xuất khẩu, việc ổn định các mặt hàng về số lượng và chất lượng là điều hết sức cần thiết. Mới đây, trong buổi họp bàn tìm giải pháp đầu ra cho nông sản xuất khẩu giữa Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và các hiệp hội hữu quan, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: Muốn cải thiện hoạt động xuất khẩu nông sản cần bám sát được nhu cầu của thị trường ngay từ khâu sản xuất, chứ không phải sản xuất rồi khoán cho DN xuất khẩu. Các hiệp hội chuyên ngành cũng có thể hợp tác với các nước có kinh nghiệm xuất khẩu để học hỏi kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu thị trường. Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ đầu tư mạnh vào hoạt động xúc tiến thương mại, tập trung vào đặc điểm của từng loại nông sản.
Ngoài ra, để xuất khẩu nông, thủy sản ổn định và bền vững, rất cần có sự liên kết giữa người sản xuất và DN trong việc tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt, nâng cao tính cạnh tranh. Để xuất khẩu vào các thị trường khó tính hiện nay đòi phải truy xuất nguồn gốc, có chỉ số từ gốc, vì vậy việc hỗ trợ, tư vấn định hướng cho người nông dân hay các hợp tác xã đăng ký nhãn hiệu, đóng bao bì hợp chuẩn, bảo quản tốt… sẽ giúp nông sản Việt dễ dàng thâm nhập vào các thị trường lớn.
Có thể bạn quan tâm

Đồng Nai có hơn 7 ngàn hécta trồng chuối các loại. Đứng đầu là huyện Thống Nhất với gần 3.300 hécta. Năm 1014 là năm rất khó khăn của nông dân trồng chuối, đặc biệt chuối bơm khi giá liên tục rớt vì đầu ra sản phẩm chế biến gặp khó khăn.

Thời gian qua, nông dân tại nhiều quận, huyện ở TP Cần Thơ đã phát triển trồng dưa hấu quanh năm. Tuy nhiên, vụ dưa hấu Tết được nhiều nông dân tăng diện tích trồng và phát triển đa dạng nhiều giống dưa để đáp ứng nhu cầu thị trường Tết. Vào dịp Tết, ngoài cần một lượng lớn dưa hấu để ăn, nhiều người dân còn có nhu cầu tìm mua các loại dưa hấu có hình dáng đẹp, nhất là dưa hấu trái tròn để phục vụ chưng Tết.

Hội thi thu hút 26 nhà vườn xã Tân Phước và xã Long Hậu gửi mẫu dự thi. Từ ngày 2 - 6/2, Ban tổ chức tiến hành chấm điểm tại các vườn đã đăng ký dự thi, sau đó thu mẫu và tiếp tục chấm điểm mẫu trái tại phòng Lab ở Viện Cây ăn quả miền Nam.

Ông Hồ Văn Tuấn, ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Xuân (huyện Trà Ôn, Vĩnh Long) cho biết, trong vòng một tuần qua giá lúa giảm liên tục, thương lái bỏ cả tiền cọc chạy làng. Đồng lúa chín vàng óng nhưng tiến độ thu hoạch chậm, do rất ít thương lái thu mua.

Thông tin trên được ông Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp đưa ra tại hội thảo “Triển vọng toàn cầu cây trồng biến đổi gen năm 2014” do Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Cơ quan dịch vụ quốc tế về khuyến khích ứng dụng công nghệ sinh học nông nghiệp (ISAAA) tổ chức vào chiều 3/2.