Hòa Bình Trao Giấy CNĐT Dự Án Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Trên 200 Tỷ

Sáng 9/5, tại KCN Lương Sơn, Ban quản lý các KCN tỉnh Hòa Bình đã tổ chức trao giấy chứng nhận đầu tư (CNĐT) thành lập công ty TNHH TONGWEI Hòa Bình và thực hiện dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi TongWei Hòa Bình.
Dự án có tổng mức đầu tư 10 triệu USD, tương đương 211 tỷ đồng, thực hiện mục tiêu sản xuất thức ăn chăn nuôi công suất 200.000 tấn/năm, trong đó 150.000 tấn thức ăn cho lợn, 30.000 tấn thức ăn cho gà, 20.000 tấn thức ăn cho vịt.
Dự án sử dụng diện tích 22.345 m2, tại KCN Lương Sơn, thực hiện xây dựng các hạng mục văn phòng, nhà xưởng sản xuất, bãi xe, phòng bảo vệ, máy bơm, nơi xử lý nước thải, đường nội bộ, các công trình phụ trợ khác. Nhà đầu tư đặt mục tiêu đưa dự án vào hoạt động trong tháng 10-11/2015 và tháng 12/2015 bắt đầu sản xuất thương mại, dự kiến sử dụng 150-200 lao động, nộp ngân sách Nhà nước trên 10 tỷ đồng.
Lãnh đạo BQL các KCN đề nghị công ty TNHH TONGWEI Hòa Bình thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật Việt Nam và chỉ đạo các phòng, đơn vị chức năng thuộc BQL các KCN tạo điều kiện thuận lợi nhất để công ty triển khai dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Trận lũ lớn ngày 15.11, nước lũ lên nhanh đã làm ngập Trạm Nghiên cứu thực nghiệm khoa học-công nghệ (KHCN) của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Định (thuộc xã Phước An, huyện Tuy Phước). Nước lũ cao từ 0,5-1,2m đã làm ngập, cuốn trôi, hư hại hàng chục ngàn cây giống cấy mô và một số thiết bị bị hư hại.

Sau khi xây dựng thành công đề tài: “Ứng dụng chế phẩm nấm xanh Ometar trừ rầy nâu hại lúa” quy mô nông hộ tại 6 xã trồng lúa trọng điểm là: xã Ngãi Tứ và Mỹ Lộc (Tam Bình), xã Hiếu Phụng và Hiếu Nhơn (Vũng Liêm), xã Hựu Thành và Hòa Bình (Trà Ôn), mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đã quyết định công nhận và cho phép công bố kết quả đề tài này.

Sau khi xây dựng thành công đề tài: “Ứng dụng chế phẩm nấm xanh Ometar trừ rầy nâu hại lúa” quy mô nông hộ tại 6 xã trồng lúa trọng điểm là: xã Ngãi Tứ và Mỹ Lộc (Tam Bình), xã Hiếu Phụng và Hiếu Nhơn (Vũng Liêm), xã Hựu Thành và Hòa Bình (Trà Ôn), mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đã quyết định công nhận và cho phép công bố kết quả đề tài này.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: Chính sách tạm trữ lúa gạo là giải pháp tình thế mà Chính phủ thực hiện để đảm bảo nông dân có lãi 30% nhờ trồng lúa. Giá thành lúa gạo ĐBSCL vụ Hè Thu năm nay là 4.114 đồng/1kg và sau khi Chính phủ tổ chức mua tạm trữ thì trong nhiều tháng liền giá lúa đã cao hơn giá tối thiểu ở mức 5.350 đồng/kg, hiện nay là 5.600-5.800 đồng/kg.

Đối với người nông dân vất vả “một nắng hai sương” thì không có niềm vui nào hơn là niềm vui được mùa. Tuy nhiên, thay vì niềm vui bội thu như các vụ trước thì vụ thu đông này, nông dân xã Bình Lư (huyện Tam Đường - Lai Châu) đang phải lao đao bởi cây ngô sinh trưởng, phát triển bình thường, thậm chí xanh tốt, song đến kỳ thu hoạch lại không có hạt.