Tìm Giải Pháp Tái Canh Cà Phê Hiệu Quả

Ngày 25-6, tại Công ty cà phê Thắng Lợi, Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Đắc Lắc tổ chức Hội nghị sơ kết công tác tái canh cà phê vùng Tây Nguyên.
Hội nghị đánh giá kết quả công tác tái canh cà phê vùng Tây Nguyên trong 3 năm (2011-1013); đồng thời bàn những giải pháp tối ưu để áp dụng vào tái canh đại trà.
Theo báo cáo của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, đến hết năm 2013, cả nước có hơn 622 nghìn héc-ta cà phê, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đắc Nông, Gia Lai, Kon Tum với sản lượng đạt gần 1,4 triệu tấn.
Hiện nay, diện tích cà phê già cỗi hơn 20 năm tuổi khoảng 86 nghìn héc-ta, chiến 17,3% tổng diện tích. Ngoài ra còn có khoảng 40 nghìn héc-ta dưới 20 năm, nhưng đã có biểu hiện già cỗi, sinh trưởng kém, năng suất thấp. Tổng diện tích cà phê cần thay thế trong 5 đến 10 năm tới khoảng 140 đến 160 nghìn héc-ta.
Thế nhưng, diện tích cà phê đã được tái canh còn rất thấp. Từ 2012 đến nay, ngoài Tổng Công ty Cà phê Việt Nam đã tái canh được trên 2.000 héc-ta bằng nguồn vốn của các doanh nghiệp và vốn vay.
Việc tái canh ở những vườn cà phê già cỗi do các hộ nông dân quản lý diễn ra rất chậm, nguyên nhân chính do nguồn vốn đầu tư cho tái canh cao, khoảng 150 triệu đồng/ héc-ta trong 3 năm đầu.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận đưa ra một số kiến nghị với các bộ, ngành Trung ương và địa phương để việc thực hiện công tác tái canh cà phê trong thời gian tới đạt hiệu quả cao. Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần sớm trình Đề án tái canh cà phê toàn diện để Chính phủ phê duyệt.
Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần giảm lãi suất cho vay; đồng thời có biện pháp triển khai giải ngân có hiệu quả nguồn vốn gói tín dụng cho chương trình tái canh cà phê ở Tây Nguyên (khoảng 12 nghìn tỷ đồng) để người dân có vốn thực hiện công tác tái canh.
Bên cạnh đó, Viện Khoa học Nông – Lâm – Nghiệp Tây Nguyên cần tập trung nghiên cứu ra những giống cà phê mới có năng suất cao, kháng bệnh tốt; đồng thời tích cực phối hợp với các ban ngành tổ chức các buổi hội thảo chuyển giao khoa học, công nghệ để người trồng cà phê học hỏi kinh nghiệm và rút ra những phương pháp trồng và chăm sóc tốt nhất.
Các tỉnh cần rà soát lại quy hoạch diện tích trồng cà phê, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các hộ nông dân và doanh nghiệp nhận thức rõ việc tái canh cà phê là việc làm cần thiết và cấp bách; đồng thời có biện pháp hỗ trợ cho các hộ tái canh cà phê.
Có thể bạn quan tâm

Tại thời điểm này, ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không chỉ lúa phẩm cấp thấp bị ế ẩm, mà ngay cả lúa thơm trong dân hiện cũng đang ùn ứ đầy bồ, không có đầu ra.

Nhằm khuyến khích các hộ nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Long Mỹ (Hậu Giang) duy trì ổn định và phát triển sản xuất, Phòng Kinh tế huyện Long Mỹ vừa tổ chức hỗ trợ cá thát lát cườm và cá rô phi giống cho hàng trăm hộ dân ở 4 xã điểm xây dựng nông thôn mới và nông dân trong mô hình mẫu điểm, cánh đồng mẫu lớn trong huyện.

Tại Quảng Nam, ông Lê Hữu Hà - Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh Quảng Nam cho biết, nắng nóng đã làm cho gia súc, gia cầm nhiều địa phương phát bệnh.

Tuy nhiên, từ hôm đó đến nay nhà máy đã tạm ngưng hoạt động. Phía Cty cũng không thông báo thời điểm nào trả nợ tiền mua cá. Nhận thấy dấu hiệu bất thường, Cty CBTSSH có nguy cơ vỡ nợ, một số người bán cá hoang mang cùng cực, bởi họ đang bị áp lực nợ tiền vay, tiền lãi ngân hàng, chủ nợ đến tận nhà xiết nợ.

Ngày 25-7, đại diện các nhà máy đường trong cả nước tham dự hội nghị tổng kết vụ sản xuất mía đường 2012 - 2013 tại Hậu Giang. So với một số mặt hàng nông sản khác, ngành mía đường có độ ổn định nhiều hơn trong 3 năm qua.